Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Quản lý Conversion Rate để tối ưu website kinh doanh trực tuyến

Đối với các webmaster hay những nhà kinh doanh trực tuyến, traffic là một nhu cầu càng nhiều càng tốt. Vì vậy SEO trở thành một công việc cần thiết với mục đích đặt ra là xây dựng một kết cấu nội dung website sao cho thu hút thật nhiều lượng khách truy cập.

Tuy nhiên ngoài số lượng traffic tăng, còn 1 thông số rất quan trọng là tỷ lệ Conversion rate. Vậy conversion rate là gì? đó là tỷ lệ phần trăm khách truy cập “làm chuyện ấy” :D . Nếu web của bạn là web bán hàng, thì conversion rate là tỷ lệ khách vào thanh toán mua hàng, nếu đơn thuần chỉ là đặt banner quảng cáo, thì bạn có thể thiết lập cho Conversion rate là tỷ lệ khách click quảng cáo, nếu là site download thì là tỷ lệ get link .v.v. và một site bạn có thể thiết lập nhiều conversion rate khác nhau. Nói một cách khác thì conversion rate còn gọi là tỷ lệ chuyển đổi của website.

Tóm lại trong bài viết sau, để tiện trình bày, mình sẽ nêu 1 ví dụ như một website thương mại điện tử bán hàng quan mạng, và Conversion rate là tỷ lệ khách mua hàng. Nếu như số khách truy cập website (traffic) chỉ là khách ghé thăm đại trà, thì việc biết được tỷ lệ khách mua hàng trong tổng khách đến thăm (Conversion rate) là điều tối quan trọng.

Để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả kinh doanh, gia tăng sản lượng bán hàng, nhà kinh doanh phải cố gắng thực hiện cả hai điều, một mặt tìm mọi cách tăng traffic, mặt khác phải nâng cao tỷ lệ khách mua hàng (Conversion rate). Lúc này nhà kinh doanh cần một dịch vụ SEO để rà soát lại điểm mạnh yếu nội tại trên website của mình từ đó định hướng cho các chiến dịch promotion, marketing trực tuyến.

Đây là phương pháp khám bệnh cho site mà mình thường dùng

Bước 1: Chuẩn bị các công cụ

- Google Analytics – dùng để thống kê dữ liệu web (Xem thêm Thống kê theo dõi website với Google Analytics)

- SEOBook’s Rank Checker – công cụ kiểm tra xếp hạng từ khóa (keyword ranking) trên Google. (Link down http://tools.seobook.com/firefox/rank-checker/)

- Microsoft Excel

Để đảm bảo hiệu quả của phương pháp, bạn cần cài thường trực Google Analytics trên site trong một thời gian dài và thiết lập Goal Conversion tốt.

Bước 2: Khai thác từ khóa của website
- Hãy đăng nhập vào tài khoản Google Analytics ——-> vào “Traffic Sources” —————> “Search Engines”: Sau đó chọn vào Google trong danh sách đó. Nếu bạn không bị Google cấm đoán và Bing còn non nớt như hiện nay thì yên tâm là Google luôn ở dòng đầu tiên :)

- Thiết lập khuôn khổ thời gian lấy dữ liệu là 3-4 tháng (date range) (dưới 1 tháng không đủ cung cấp 1 lượng dữ liệu tổng hợp đầy đủ). Sau đó Google Analytics sẽ hiện ra những keywords Google mang khách truy cập đến cho bạn.

- Vào phần “Goal Conversion” ——-> “Goal Conversion Rate” để sắp xếp từ khóa theo thông số Conversion Rate từ trên xuống dưới

- Để dễ quan sát và khai thác dữ liệu, bạn chọn Tính năng hiển thị 100 dòng “Show rows” = 100 ở cuối trang.

- Chọn “Export” ở phía đầu trang để xuất dữ liệu sang định dạng file “CSV for Excel”

- Bạn vào Excel mở file CSV vừa rồi, chú ý vào 3 nội dung chính, Từ khóa, Số lần Visite và tỷ lệ Conversion rate

Bước 3: Kiểm tra Xếp hạng (Ranking)
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ứng với mỗi từ khóa website của bạn đang xếp ở hạng mấy. Chắc bạn cũng phải đồng ý với mình, biết được thực lực ta đang ở đâu vô cùng cần thiết với người làm SEO.

- Hãy dùng SEOBook’s Rank Checker, hãy chọn Nhập nhiều từ khóa “Add MultiKeywords”

- Nhập domain của bạn

- Copy và Paste 100 từ khóa ta vừa khai thác được từ Google Analytics vào Rank Checker

- Chạy rank checking và pha cafe ngồi đợi

- Lại xuất dữ liệu ra file CSV

- Copy bảng số liệu vừa xuất ra gán vào file thống kê phía trên sao cho khớp các từ khóa.

Bước 4: Phân tích dữ liệu
Như vậy đến bước này bạn đã hoàn thành xong giai đoạn tay chân tẻ nhạt toàn hì hục xuất đi xuất lại mệt nhọc, giờ là lúc thảnh thơi ngâm cứu bên ly cà fe G7

Dữ liệu thô trong tay bạn đã có đầy đủ, bạn muốn khai thác thế nào tùy bạn, theo mình các thông số quan trọng nhất là Từ khóa Keywords, Lượt truy cập Visits, tỷ lệ Conversion rate, Google Position và Google URL

Hãy sắp xếp lại bảng dữ liệu theo Xếp hạng (Google position) và sau đó theo Conversion rate

Hãy quan sát những từ khóa đánh giá đồng thời 3 yếu tố

- Có ranking thấp

- Có tỷ lệ conversion cao

Ví dụ như một từ khóa đứng thứ #15-20 (tức là nằm mãi tận trang hai) (ranking thấp) chỉ kiếm được vài chục khách mỗi tháng (visit) và tỷ lệ conversion rate lại tầm 20% thì bạn nên tập trung vào từ khóa đó mà SEO và marketing trực tuyến. Đảm bảo sẽ tăng doanh thu bán hàng.

Ngược lại bạn cũng có thể so sánh, giữa hiệu quả của những từ khóa đứng thứ #1 và các từ khóa đứng thấp hơn về doanh thu bán hàng để có chiến lược cho hợp lý.

Chúc các bạn SEO hiệu quả.

INIDEC – (Thanks Egoldviet có tham khảo Google Analytics, SEOBook Checking và SitePrWesmaster)

Bounce Rate & 9 lý do khiến website của bạn có tỷ lệ Bounce Rate cao.

Bounce Rate là một trong những yếu tố có tầm ảnh hướng mạnh nhất đến sự thành công của một website. Bạn có thể có ranking cao và một lượng truy cập lớn mà việc sử dụng dịch vụ SEO mang lại cho website, nhưng với một tỉ lệ Bounce Rate cao trên mức cho phép thì mọi sự đầu từ cũng như nỗ lực cố gắng đây cao traffic cho website đều trở nên vô nghĩa. Đối với những SEOer chuyển nghiệp, họ đều có những phương thức cụ thể để theo dỏi và điều hướng bounce rate hằng ngày, nhằm nhanh tróng tìm ra ly dó và đề ra cách khắc phục tốt nhất. Nhưng ngược lại đối với những người làm SEOer không chuyên, thì bounce rate hình như vẫn là một định nghĩa còn quá xa lạ.

Bounce Rate là gì ?
Theo google analytic blog thì Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới rời bỏ website của bạn. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thây thông tin hữu ích trên website của bạn.

Theo một số chuyên gia về SEO hàng đầu, thì những trang web dạng CMS thông tin, tin tức cập nhật ngay tại trang đích thì tỉ lệ bounce rate đạt khoảng 35% là tốt nhất. Trong khi nhưng website dạng thương mại, có trang đích như là một trang giới thiệu (dạng giống SEO Việt Nam) thì tỷ lệ bounce rate khoảng 50% thì được xem là thành công.

Tỷ lệ bounce rate tren google analytics
Tỷ lệ bounce rate tren google analytics

Hãy dành chút thời gian để quan sát và theo dỏi bounce rate của website bạn, thông số này được thống kê rất chi tiết trong Google analytics / Visiter. Nhưng website nào có tỷ lệ bounce rate trên 70%, thì cũng đừng băn khoăn là tại sao traffic vài trăm lượt truy cập 1 ngày, nhưng đơn đặt hàng thì chẳng có Cool, vì đơn giản là chỉ có chưa được 30% của còn số vài trăm đó cảm thấy thông tin trên website của bạn là có ích.

Những nguyên nhân khiến website của bạn có tỉ lệ Bounce Rate cao:

On page SEO:
1. Web design & tính khả dụng: Nhưng thiết kế trong cách trình bày website là rất quan trọng trong vấn đề này. Theo nghiên cưu thì có đến 30% người được cho là sẻ rời website của bạn nếu họ phải trờ quá 30s và gấp đôi số đó nếu thời gian trờ lên đến 50s.

2. Nội dung: Đây là một vấn đề cũng quan trọng không kém, hãy chắc rằng trang đích của bạn chứa nội dung tập dung vào những vấn đề cụ thể liên quan đến những từ khóa cụ thể. Tránh trường lạc đề và không mang lại kết quả cụ thể.

3. Danh mục chính trên website: Đây cũng là một lý do thu hút người xem thích ở lại với website của bạn. Nhưng danh mục chính cần được bố chí hướng tới người dùng, sắp xếp khoa học dẫn tới những bài viết liên quan hoặc những chuyên mục liên quan đến vấn đề tìm kiếm của người dùng.

4. Vấn đề về kĩ thuật: Sự đa dạng của các trình duyệt web mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhưng đồng thời cũng đẩy webmaster vào một cuộc chiến rắc rối, đó là làm vừa lòng tất cả các trình duyệt này. Bạn cần chắc chắn webiste của bạn hiện thị tốt trên mọi trình duyệt và không có hiện tượng don’t send hay not responding ^^

5. Lựa chọn từ khóa: Trong thế giới marketing online thì việc lựa trọn từ khóa tốt có thể đem lại cho website của bạn rất rất nhiều traffic từ số lượng người tìm kiếm từ khóa đó. Nhưng vấn đề ở đây là vì tham lam những từ khóa giàu tài nguyên đó mà bạn bỏ qua yếu tố người dùng ở đây. Một ví dụ và các bạn sẻ hiểu vấn đề này:

Cách đây vài tháng mình có một khách hàng làm về “thiết kế kiến trúc”, nhưng họ cứ khăng khăng là website của họ phải ranking cao với những từ khóa: “thiet ke” , “noi that” , “van phong” …, sau khi được mình phân tích và tư vấn thì họ mới đồng ý làm việc với những từ khóa như “thiet ke noi that”, “thiet ke van phong”… nhưng tư khóa liên quan trực tiếp đến nghanh nghề của họ. Và hiện tại website này đang rất thành công. Điều này chứng minh rằng những từ khóa short team (ngắn) tất nhiên sẻ có nhiều lượt tìm kiếm hơn, nhưng nó cũng bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác nếu đăng sau nó là những từ khác nhau.

6. Ad copy: Nhưng mẫu quản cáo PPC trên các search engine có thể mang lại rất nhiều traffic cho website, nhưng khi những bản copy của các mâu quản cáo này được điều hướng hiển thị không đúng nội dung mà nó cần được dẫn tới, hoặc thông tin trên nhưng mẫu quản cáo được copy không thích hợp với nội dung trang hiển thị quảng cáo, nó có thể chỉ khiến bạn mất tiền vô ích.

7. Title và description: Nhưng phần title và description hiển thị màng tính chung chung hoặc không diễn giải đúng nội dung cả trang đích sẻ khiến website của bạn mất đi niềm tin từ người đọc.

8. Ranking không đúng từ khóa: Google rất thông minh, những vẫn chưa thông minh đến độ phần biệt được ngữ nghĩa của các từ gần gần giống nhau. Trường hợp ở đây có thể là “SEO” và “sẹo” hoặc “seo” của search engine optimization và “seo” của seo ju jin gì gì bên hàn ^^

9. Xây dựng backlink: Một vấn đề rất hi hữu những đôi khi các bạn rất dễ mắc phải, đó là xây dựng một lượng lớn backlink với nhưng anchor text chẳng liên quan gì đến website của bạn cả. Thủ thuật này cũng đươc dùng khá phổ biến trong việc đây nhanh việc xếp hạng PR của các SEOer mũ đen. Và điều tất yếu là những liên kết này sẻ dẫn đên một nội dung chẳng ăn nhằm gì với suy nghĩ của người dùng.

Việc giảm thiểu tối đa tỷ lệ bounce rate cũng đồng nghĩa với việc giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên website của bạn. Đó là một phần tất yếu cần phải có của việc phát triển SEO – Marketing, để hướng đến một tỷ lệ chuyển đổi cao cho hoat động kinh doanh thì trước hết bạn phải biết cách để giữ chân những khách hàng tiềm năng mà bạn đã có trước đã.

INIDEC – Theo: SEO Việt Nam

Thiết kế web chuẩn cho ‘Máy tìm kiếm google’

Khi bạn tuân thủ khuyến cáo theo quy tắc thiết kế web chuẩn google là tiền đề quảng cáo google cho website của bạn.

Trước khi bạn khai báo máy tìm kiếm google thì bạn khẳng định đã sẵn sàng các chỉ dẫn theo tiêu chí thiết kế website của google:

1. Thiết kế và nội dung theo chuẩn thiết kế web google

- Thiết kế website với cấu trúc rõ ràng và liên kết bằng ký tự truyền thống là liên kết văn bản(tìm hiểu về seo – tối ưu tìm kiếm web )

- Cung cấp một trang sitemap HTML (sơ đồ Website) đến người dùng thường trỏ đến những phần quan trọng của site. Nếu sơ đồ Website chứa hơn 100 đường liên kết, bạn nên chia nó thành nhiều trang riêng biệt;

- Tạo website hữu ích, giàu thông tin. Hãy viết các trang rõ ràng và miêu tả chính xác nội dung;

- Nghĩ về các từ khoá mà người dùng sẽ gõ vào để tìm trang web của bạn, và đảm bảo các từ đó xuất hiện trong trang web; Nói chung các bạn nên tìm hiểu về seo – tối ưu hóa web cho máy tìm kiếm , mục đích quảng cáo google

- Cố gắng sử dụng từ ngữ thay cho hình ảnh để hiện thị các tên, nội dung hay liên kết quan trọng. Bọ tìm kiếm Google không thể nhận dạng nội dung văn bản chứa trong hình ảnh;

- Đảm bảo rằng thẻ TITLE và thuộc tính ALT cung cấp thông tin miêu tả chinh xác;

- Kiểm tra các liên kết hỏng và chỉnh sửa mã nguồn HTML;

- Nếu bạn sử dụng các trang Web động (đó là, địa chỉ URL chứa đựng dấu “?”), nên đặt tên các tham số ngắn gọn và giới hạn số lượng của chúng;

- Đặt một số lượng đường liên kết hợp lý trên mỗi trang (ít hơn 100 liên kết)

2. Công nghệ cho thiết kế web chuẩn

Sử dụng trình duyệt văn bản (Text Browser khác với các trình duyệt đồ họa) như Lynx, để kiểm thẩm định site của bạn bởi hầu hết các bọ tìm kiếm nhìn thấy site của bạn giống như Lynx. Nếu các ứng dụng đặc biệt như như JavaScript, cookies, session IDs, frame, DHTML, hoặc Flash khiến cho bạn không thể hiển thị nội dung toàn website của bạn trong tình duyệt văn bản này thì chắc chắn các bọ tìm kiếm sẽ gặp vấn đề trong việc quyét site của bạn.

- Cho phép các bọ tìm kiếm truy quyét site của bạn mà không phải sử dụng session IDs hoặc tham biến theo dõi đường truy cập của các con bọ trên Website. Những công nghệ này hữu dụng cho việc theo dõi thói quen sử dụng của người dùng thường, còn cơ chế hoạt động của các bọ tìm kiếm thì lại hoàn toàn khác. Sử dụng các kỹ thuật trên có thể khiến Website của bạn không được đánh chỉ số hoàn toàn bởi bọ tìm kiếm không có khả năng tự loại bỏ các tham số khiến các đường dẫn URLs khác nhau nhưng lại trỏ về cùng một trang.

- Đảm bảo rằng máy chủ web hỗ trợ tính năng If-Modified-Since HTTP header. Tính năng này cho phép máy chủ web của bạn nói với Google liệu nội dung của bạn đã thay đổi chưa kể từ lần cuối cùng Google quét site của bạn. Hỗ trợ tính năng này giúp tiết kiệm băng thông và tránh gây quá tải máy chủ.

- Sử dụng tệp tin loại trừ robots.txt trên site của bạn. Tệp tin này cho máy dò tìm biết thư mục nào được hoặc không được phép quyét tìm. Chắc rằng tệp tin loạii trừ hiện tại trên website của bạn không bị sử dụng sai, vô tình chặn các bọ tìm kiếm Googlebot. Bạn có thể kiểm tra tệp tin robots.txt của bạn để chắc rằng bạn sử dụng đúng với công cụ phân tích robots.txt tại Google Webmaster Tools ;

- Nếu bạn sử dụng một hệ thống quản trị nội dung CMS, hãy chắc rằng hệ thống có thể xuất nội dung sao cho bọ tìm kiếm có thể quét site của bạn.

- Hãy sử dụng tệp tin loại trừ robots.txt để ngăn việc đánh chỉ số các trang kết quả tìm kiếm hoặc các trang tự tạo nội dung mà không có giá trị cho người dùng đến từ các máy tìm kiếm.

3. Chất lượng theo thiết kế web google

Những chỉ dẫn chất lượng sẽ đề cập dưới đây chỉ gồm hình thức miêu tả hoặc thực hành chung nhất, nhưng Google có thể có phản ứng chống lại những vận dụng không hợp lệ dù không được liệt kê ở đây (ví dụ, việc lừa dối người dùng đăng ký nhầm vào các website giả mạo trang nổi tiếng do gõ nhầm). Sẽ không thận trọng nếu viện cớ điều đó chỉ bởi vì một kỹ thuật gian trá nào đó không được trích trong chỉ dẫn này. Google phê chuẩn chỉ dẫn này. Quản trị Website sử dụng năng lực của họ tuân theo các qui tắc cơ bản sẽ cung cấp nhiều kinh nghiệm hơn cho người dùng và kết cục sẽ xếp thứ hạng cao hơn những người chỉ dùng thời gian của mình vào việc dò tìm các lỗ hổng để khai thác. Nếu bạn tin rằng một trang web nào khác lạm dụng chỉ dẫn chất lượng của Google, hãy thông báo tại Google’s Spam Report. Google ưu tiên phát triển các giải pháp bền vững và tự động cho các vấn đề bạn vừa thông báo nên Google sẽ nỗ lực giảm các xử lý thủ công trong cuộc chiến chống spam.

Chất lượng cơ bản của thiết kế web chuẩn google

- Tạo trang web vì người dùng thường, không phải cho các máy tìm kiếm. Đừng làm thất vọng người dùng hoặc hiển một nội dung cho máy tìm kiếm khác với nội dung hiển thị cho người dùng, kỹ xảo này được biết đến dưới tên gọi là “cloaking” (che đậy);

- Tránh các tiểu xảo nhằm tăng thứ hạng trên máy tìm kiếm. Một câu hỏi kiểm tra có ích là “Điều này giúp người dùng không ? Liệu tôi phải làm gì nếu như máy tìm kiếm không tồn tại “;

- Không tham gia vào các chương trình trao đổi liên kết để tăng thứ hạng hay chỉ số PageRank site của bạn. Đặc biệt, tránh liên kết đến site spam hoặc tới “những người láng giềng tồi” bởi thứ hạng của chính website của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngược lại từ các liên kết này;

- Không sử dụng các chương trình máy tính để đăng ký trang, kiểm tra thứ hạng, v.v. Những chương trình này hao tốn tài nguôn và vi phạm điều khoản sử dụng. Google không khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm như WebPosition Gold gửi truy vấn tự động và lập trình tới Google.

Chất lượng đặc biệt theo thiết kế web google

- Tránh sử dụng nội dung ẩn hay liên kết ẩn;

- Không sử dụng kỹ thuật che đậy cloaking hay chuyển hướng sneaky;

- Không gửi các truy vấn tự động tới Google;

- Không tạo trang với các từ khóa không liên quan tới nội dung;

- Không tạo các nhiều trang, các tên miền con hay tên miền với nội dung trùng lặp;

- Không tạo trang với các mã độc ví dụ như lừa đảo phishing hay cài đặt virus, trojans hay gián điệp;

- Tránh tạo các trang sau, trang chỉ cho máy timf kiếm hoặc các chương trình liên kết ít hoặc không có nội dung độc đáo;

Nếu bạn tham gia vào một chương trình liên kết, hãy đảm bảo rằng trang của bạn tăng thêm giá trí. Cung cấp nội dung độc nhất và có liên quan sao cho người dùng có lý do quay lại ghé thăm trang. Nếu bạn thấy rằng website của bạn không đáp ứng các chỉ dẫn trên, hãy sử đổi lại sao cho thỏa mãn các tiêu chí trên sau đó bạn có thể gửi yêu cầu xem xét lại website với Google.

INIDEC - Theo: ECD

Các cách tăng tốc độ website (site speed)

Google thừa nhận site speed tức tốc độ website là một trong những yếu tố ảnh hưởng kết quả xếp hạng. Nhưng không phải chỉ thế, site speed còn ảnh hưởng lớn đến người dùng (tính khả dụng tức Usability). Dĩ nhiên nếu tốc độ tải site nhanh thì website của bạn sẽ được nhiều lượt xem (pageviews) hơn – một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiến dịch bán quảng cáo của bạn.

Bài viết rất hữu ích dưới đây do Anh Khoa (PC World VN) dịch từ Yahoo! Developer Network giới thiệu 9/35 phương pháp tăng tốc website.

Các lập trình viên trên Yahoo! Developer Network cho biết hiện có khoảng 35 phương pháp, kỹ thuật thường được sử dụng ngay trong khâu thiết kế để trang web “hiện hình” nhanh hơn.

Các lập trình viên trên Yahoo! Developer Network cho biết hiện có khoảng 35 phương pháp, kỹ thuật thường được sử dụng ngay trong khâu thiết kế để trang web “hiện hình” nhanh hơn. Về cơ bản, các “chiêu “ này được phân vào 7 nhóm, gồm Content (nội dung), Server (máy chủ), Cookie, CSS, Java Script, Image (hình ảnh), Mobile (di động), và người thiết kế website sẽ tùy thực tế mà khai thác, kết hợp các kỹ thuật này với nhau sao cho đạt kết quả tốt nhất.

Trong bài này, chúng ta hãy cùng điểm qua 9 phương pháp thuộc nhóm Content và 21 phương pháp còn lại xin được gửi đến các bạn ở kỳ sau.

1) Hạn chế yêu cầu HTTP

Thực tế cho thấy, với mọi trang web hay website, khi nhận được yêu cầu hiển thị thì khoảng 80% quãng thời gian mà người dùng phải chờ đợi thường dành cho công tác truyền nhận dữ liệu giữa máy chủ dịch vụ (hay nói rõ hơn là nơi lưu trữ trang web) với trình duyệt. Trong khi đó, hầu hết thời gian “chết” này lại bị “cột chặt” với việc tải về tất cả thành phần trong một trang web như hình ảnh, định dạng (stylesheet), mã lệnh kịch bản (script), nội dung Flash,… để trình duyệt có thể dựng lại trang web trên màn hình (máy tính hay thiết bị di động) của người dùng. Do đó, giảm số lượng thành phần các nội dung dạng này đồng nghĩa với việc giảm số lượng yêu cầu HTTP (HTTP request) từ trình duyệt.

Một cách để giảm số lượng các thành phần trong một trang web là cố gắng làm đơn giản thiết kế của chính trang web đó. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều nhà thiết kế web thường đặt ra ở đây là “có cách nào xây dựng một trang web có nội dung phong phú trong khi vẫn đảm bảo tốc độ đáp ứng /hiển thị nhanh hay không?”. Hiện có vài kỹ thuật giúp giảm số lượng yêu cầu HTTP nhưng vẫn hỗ trợ thiết kế trang web phong phú, chẳng hạn:

“Gom” các tập tin (Combined files) là giải pháp cơ bản để giảm số lượng yêu cầu HTTP, bằng cách kết nối tất cả script có trên trang web vào một tập tin script duy nhất, và tương tự là kết hợp tất cả CSS vào một tập tin stylesheet. Các tập tin được nối lại với nhau gây khó khăn hơn cho người lập trình (và cả website nữa) vì script và stylesheet thường khác nhau ở mỗi trang web.

Trong khi đó, CSS Sprites là phương thức được nhiều lập trình viên thích sử dụng để giảm số lượng yêu cầu HTTP, bằng cách giảm số lần yêu cầu truy xuất hình ảnh. Cụ thể, người lập trình và thiết kế trang web cần kết hợp các hình nền vào một hình duy nhất và sau đó sử dụng công cụ lập trình (như CSS background-image và background-position) để yêu cầu hiển thị đúng phần ảnh cần thiết.

Tương tự, phương pháp Image maps cũng kết hợp nhiều ảnh vào một ảnh duy nhất. Với phương pháp này, dung lượng nội dung hình ảnh cần hiển thị sẽ không đổi (bởi bằng tổng các tập tin hình ảnh thành phần trước đó), tuy nhiên phương pháp “góp gạo” này làm cho số lần yêu cầu HTTP giảm đến mức tối thiểu, do đó cũng giúp trang web đáp ứng nhanh hơn rất nhiều. Lưu ý, phương pháp Image maps chỉ có thể áp dụng khi các ảnh xuất hiện cạnh nhau trên trang web.

Ngoài ra, còn có phương pháp Inline Image, sử dụng cú pháp data: URL để nhúng dữ liệu dạng hình ảnh vào ngay trong trang web và dĩ nhiên việc này sẽ làm tăng kích thước của tập tin HTML. Tuy nhiên, kết hợp các ảnh nhúng trong stylesheet (được lưu đệm) là cách để giảm số lần yêu cầu HTTP, đồng thời tránh hiện tượng tăng dung lượng của trang web. Đáng tiếc, phương pháp này hiện chưa được hỗ trợ trên tất cả trình duyệt phổ biến.

Nhìn chung, giảm số lượng yêu cầu HTTP là phương pháp đầu tiên bạn cần nghĩ đến khi muốn cải thiện tốc độ hiển thị cũng như thời gian đáp ứng của trang web.

2) Giảm truy vấn DNS

Về cơ bản, hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System) có nhiệm vụ “ánh xạ” tên máy chủ (hay trang web) với địa chỉ IP, giống như là danh bạ điện thoại. Thông thường, cần từ 20 đến 120 miligiây để DNS tìm kiếm địa chỉ IP của một tên máychủ (hostname) và trình duyệt sẽ không thể tải về bất kỳ nội dung gì từ hostname cho đến khi tác vụ tìm kiếm DNS hoàn tất.

Các tìm kiếm DNS thường được lưu lại để trình duyệt chạy nhanh hơn. Thông tin này có thể lưu trên máy chủ chuyên dụng của ISP hay máy chủ trong mạng nội bộ, tuy nhiên đôi khi cũng có thể lưu trên máy tính của người dùng cá nhân. Thông tin về DNS nằm trong vùng nhớ riêng của HĐH (như “DNS Client service” trên Microsoft Windows). Hầu hết trình duyệt có vùng nhớ lưu trữ riêng, độc lập với vùng nhớ DNS của HĐH. Khi trình duyệt còn lưu thông tin DNS, nó sẽ không không làm phiền HĐH tiến hành truy vấn.

Mặc định, Internet Explorer lưu thông tin DNS trong thời hạn 30 phút, được xác định bởi thông số DnsCachTimeOut trong Registry, trong khi đó Firefox chỉ lưu thông tin này trong vòng 1 phút, được kiểm soát bởi thông số cấu hình network.dnsCacheExpiration.

Khi vùng nhớ DNS trống (với cả trình duyệt và HĐH), số lượng truy vấn DNS bằng đúng số lượng hostname được đề cập trong trang web. Chúng bao gồm các hostname được sử dụng trong địa chỉ URL, hình ảnh cũng như các tập tin script, stylesheet, đối tượng Flash của trang web. Giảm số lượng các hostname đồng nghĩa với việc giảm số lần truy vấn DNS.

Tuy nhiên, việc giảm số lượng hostname (không trùng nhau) có nguy cơ làm giảm số lượng các tác vụ tải về song song diễn ra trong nội bộ trang web. Tránh được thao tác truy vấn DNS sẽ làm giảm thời gian đáp ứng, tuy nhiên giảm số lượng tải về song song có thể làm tăng thời gian này. Nhiều lập trình viên khắc phục tình huống này bằng cách phân chia các đối tượng kể trên ra tối thiểu 2 nhưng không được hơn 4 hostname – đây là sự dàn xếp tốt nhất để giảm số lần truy vấn DNS và cho phép khả năng tải về song song ở mức cao.

3) Lưu tạm cho Ajax

Một trong những lợi ích đáng chú ý của Ajax là khả năng cung cấp các phản hồi tức thời cho người dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng Ajax không đảm bảo rằng người dùng sẽ chịu ngồi im chờ dữ liệu đến – các dữ liệu này là phản hồi XML hay JavaScript dạng không được đồng bộ. Trong nhiều ứng dụng, vấn đề người dùng có chấp nhận chờ đợi hay không phụ thuộc vào việc Ajax được sử dụng như thế nào. Ví dụ, trong tiện ích email trên nền web (như Yahoo! Mail hay GMail), người dùng vẫn phải chời kết quả truy vấn Ajax tìm kiếm tất cả email khớp với yêu cầu mà họ đặt ra.

Bạn cần hiểu rằng “không đồng bộ” (asynchronous) không có nghĩa là “tức thời”.

Để cải thiện tốc độ của trang web, việc quan trọng là cần tối ưu các phản hồi Ajax. Cách quan trọng nhất để cải thiện hiệu năng của Ajax là làm cho các phản hồi được lưu tạm trong bộ nhớ (trình duyệt hay máy tính tùy chủ ý của người thiết kế). Với phương pháp này, người dùng cần lưu ý đến thời hạn của các giá trị được lưu trữ.

4) Sử dụng thành phần được tải về sau khi nạp trang web

Bạn có thể nhìn cận cảnh trang web của mình và tự hỏi “Cái gì cần thiết phải có để có thể dựng lên một trang web ngay lúc ban đầu?”. Ở tình huống này, bạn xác định đâu là những thông tin cốt lõi cần hiển thị trước tiên, định dạng chung cho toàn trang web. Sau đó, nếu cần, bạn hãy nghĩ đến các định dạng riêng cho từng khu vực hiển thị, các hiệu ứng và trình đơn tương tác. Ví dụ, mã JavaScript xử lý hiệu ứng pop-up khi người dùng rê chuột qua một vùng nội dung nào không cần tải về trước vì trang web phải nạp xong thì người dùng mới thấy nội dung để rê chuột lên.

Với mục đích này, bạn có thể sử dụng công cụ YUI Image Loader, cho phép làm trễ sự xuất hiện của một ảnh, hay công cụ YUI Get utility cho phép áp dụng tức thời JavaScript hay CSS lên trang web.

5) Sử dụng thành phần được tải về trước khi nạp trang web

Nhiều người dùng thường cho rằng khó phân biệt được sự khác nhau giữa phương pháp sử dụng các thành phần được tải về sau khi nạp trang web và sử dụng các thành phần được tải về trước khi nạp trang web, song thực tế thì kết quả từ 2 phương pháp này rất chênh lệch. Bằng cách tải về trước các thành phần, bạn có thể tận dụng thời gian chờ của trình duyệt và yêu cầu tải về các thành phần (như hình ảnh, stylesheet, script,…) sắp sử dụng tới. Với phương pháp này, khi người dùng ghé thăm trang web tiếp theo, bạn có đã trong tay gần như đầy đủ các thành phần trong bộ nhớ và dĩ nhiên là trang web sẽ xuất hiện nhanh hơn.

Việc tải về trước các nội dung thường được chia thành các dạng: tải về trước không cần điều kiện, có điều kiện và theo dự báo – phụ thuộc vào chủ ý của người thiết kế trang web.

6) Giảm số lượng đối tượng DOM

Một trang web phức tạp thường có dung lượng tải về lớn và việc này cũng sẽ làm cho việc truy xuất các đối tượng DOM (Document Object Model) trong JavaScript trở nên “ì ạch”. Chắc chắn sẽ có sự khác biệt khi bạn duyệt qua một trang web với 500 đối tượng và một trang web với 5000 đối tượng, thậm chí nhiều hơn.

Một số lượng lớn đối tượng DOM có thể là triệu chứng cảnh báo bạn cần cải tiến mã HTML của trang web mà không cần thiết phải gỡ bỏ hay giảm bớt nội dung. Bạn đang sử dụng nhiều bảng biểu được xếp chồng lên nhau cho mục địch hiển thị, hay sử dụng nhiều tag dạng

chỉ để khắc phục những trục trặc liên quan đến hiển thị?

Bạn có thể sử dụng các công cụ của YUI CSS (http://developer.yahoo.com/yui/), như grids.css để kiểm soát tốt phần thiết kế (layout), hay font.css và reset.css có thể giúp bạn bỏ qua định dạng mặc định của trình duyệt. Đây là cơ hội tốt để bạn làm mới cũng như tạo ra sự khác biệt cho trang web của mình trong khâu hiển thị.

Các lập trình viên thường tự hỏi bao nhiêu đối tượng DOM là quá nhiều? Ví dụ, trang chủ của Yahoo! là một là trang web khá dày đặc nhưng chỉ có dưới 700 đối tượng. Bạn có thể dễ dàng xác định số lượng đối tượng DOM với tiện ích Firebug (http://getfirebug.com/). Trong cửa sổ console, bạn gõ vào lệnh document.getElementsByTagName(‘*’).length.

7) Đặt trên nhiều domain

Việc phân chia các thành phần trong một trang web sẽ cho phép bạn tối đa các tác vụ tải về song song. Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng 2-4 domain vì việc này có liên quan đến việc truy vấn DNS. Ví dụ, bạn có thể đặt (host) nội dung động và HTML tại địa chỉ www.example.org và sau đó phân các thành phần tĩnh sang 2 domain khác là static1.example.org và static2.example.org. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về giải pháp này tại địa chỉ http://yuiblog.com/blog/2007/04/11/performance-research-part-4/.

8. Tối thiểu số lượng iFrame

Về cơ bản, iframe cho phép một tài liệu HTML được chèn vào tài liệu gốc (hay còn gọi là tài liệu cha). Bạn nên hiểu cách thức iframe hoạt động để sử dụng hiệu quả nhất. Ưu điểm của iframe:

* Hỗ trợ các nội dung tốc độ chậm của bên thứ 3 như banner hay hình quảng cáo, v.v.

* Cho phép bổ sung các mã lệnh hay công cụ bảo mật

* Hỗ trợ tải về song song các script

Nhược điểm của iframe:

* Khoá trang web khi đang tải về

* Không trực quan về ngôn ngữ

9) Không sử dụng thông báo “404”

Như đã nêu ở trên, các yêu cầu HTTP không cần thiết chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ đáp ứng của trang web; không những thế, khi nhận được phản hồi vô ích từ một yêu cầu HTTP (như thông báo 404 Not Found), người sử dụng sẽ cảm thấy khó chịu.

Vài website có sáng kiến tạo ra các thông báo 404 hấp dẫn hơn, đại loại như “404: Did you mean X?”, để người dùng cảm thấy dễ chịu hơn trước một trục trặc. Tuy nhiên việc này cũng sẽ làm lãng phí tài nguyên của máy chủ.

Ngoài ra, vấn đề trở nên tệ khi liên kết đến một đoạn mã JavaScript bên ngoài sai và kết quả là người dùng sẽ nhận được thông báo lỗi 404. Trước hết, tác vụ tải về này sẽ vô hiệu hóa mọi tải về song song. Tiếp đến, trình duyệt có thể cố gắng phân tích phần thân của phản hồi 404 như là mã JavaScript; cố gắng tìm thứ gì có thể sử dụng.

Theo PC World VN (còn tiếp)

Tài liệu SEO cho Bloggers 2.0

Đây là 1 tài liệu SEO rất quan trọng đối với nhưng ai đang làm bloggers trên các mã nguồn mở miễn phí như wordpress, google blogger, và các csm blog miễn phí khác.

Tài liệu này được tạo ra nhằm mục đích giúp bạn nâng cao thứ hạng của blog mình mà cải thiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho blog của bạn 1 cách đáng kể. SEOViet chắc chắn nếu bạn đọc xong thì sẽ có 1 sự thay đổi lớn về cấu trúc blog của bạn và phần nào giúp bạn phát triển tốt blog của mình hơn.

Tài liệu hướng dẫn chi tiết, rỏ ràng, hình ảnh cụ thể. Nên các bạn yên tâm và thực hiện theo nhé.

download now 026 150x37 Tài liệu SEO cho Bloggers 2.0

Xây dựng liên kết trong SEO

Google đã cách mạng hoá ngành công nghiệp tìm kiếm của mình bằng cách đếm số liên kết (link) tới các Website – như là một cách để “bầu chọn” cho Website đó. Điều này giúp cải thiện vị trí của trang Web dựa vào mức độ phù hợp của nó đối với các từ khoá đặc biệt. Độ phù hợp của kết quả luôn nằm ở vị trí cao trên danh sách kết quả mà người tìm kiếm mong muốn, và mặc dù các thuật toán ngày càng phức tạp, back link vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng rank cho trang Web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.

Nhưng bạn xây dựng các back link quan trọng đó bằng cách nào? Các công cụ tìm kiếm thường đề phòng đối với những thủ thuật SEO mũ đen, và thậm chí đã nghĩ ra một số cách để ngăn chặn những thủ thuật này.

Vì vậy, sử dụng link farm hay trả tiền cho các kết nối (paying for links) không những không giúp gì được cho bạn mà còn khiến bạn tốn tiền vào nó. Trang Web của bạn sẽ không hấp dẫn được khách hàng nếu từ khoá mà bạn dùng không lọt vào top 30 kết quả đầu tiên. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng bởi vì nhiều người đã đặt cả “sinh kế” của mình vào Website có hầu hết các traffic đến từ những công cụ tìm kiếm.

Vì vậy, bạn không thể sử dụng được những thủ thuật “mũ đen”. Reciprocal link cũng có thể có vấn đề nếu link đó là từ một trang mà nội dung của nó không phù hợp hay liên quan đến trang của bạn. Google và các công cụ tìm kiếm khác chỉ muốn chỉ mục đến những link “tự nhiên” để hiển thị những nội dụng phù hợp nhất với các từ khoá được tìm kiếm. Do đó, cách đơn giản để được Google “để mắt” tới là bạn phải xây dựng được nội dung phù hợp – là nội dung mà mọi người đều muốn đọc. Những link “tự nhiên” này sẽ tốt hơn rất nhiều cho các công cụ tìm kiếm cũng như là các khách hàng tiềm năng của bạn so với việc bạn thu thập các link sử dụng thủ thuật SEO “mũ đen”.

Những link có nội dung phù hợp, hấp dẫn, hữu ích và đáng chú ý này còn có tên là: Linkbait. Bạn có thể nghĩ về nó như một hệ quả tự nhiên của cách nhìn cũ rằng nội dung là ông vua trực tuyến. Nhưng loại nội dung nào sẽ đem lại cho bạn các back link? Có thể hầu hết mọi người đều đồng thanh “nội dung chất lượng tốt”, nhưng đó không phải là một “đáp án” đầy đủ. Mặc dù nội dụng thường bao quát nhiều nghành công nghiệp khác nhau, nhưng sau đây là một vài thủ thuật chung để tạo ra các linkbait phù hợp với hầu hết các lĩnh vực.

*Vấn đề nội dung

Có được nội dung chất lượng là một chuyện, nội dung đó có đánh được vào đúng đối tượng tìm kiếm hay không lại là chuyện khác. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải hướng nội dung của mình tới những người đọc cụ thể. Ví dụ, bạn muốn hướng đến những học sinh sắp thi vào đại học, bạn nên sở hữu một trang mà qua đó những học sinh và phụ huynh của họ có thể tìm được những thông tin bổ ích về các trường đại học, cao đẳng mà họ nên chọn. Bạn nên có những bài viết về tại sao họ cần chọn những trường đại học này, những bước cụ thể của quá trình đăng ký vào học ở trường, hay làm sao để kiếm được học bổng hay những khoản vay, trợ cấp khác dành cho sinh viên.

Ngoài ra còn có nhiều loại nội dung hấp dẫn nữa. Hãy nghĩ về cái cách mà những chuyện cười của David Letterman sớm lọt vào danh sách Top 10 và chúng thường xuyên được bắt chước. Chúng là những mẫu thông tin ngắn, phù hợp với những người ngại đọc những bài viết dài hoặc cho những người không có nhiều thời gian ngồi lại trên Net. Ngoài ra, nó còn là loại nội dung có sức thu hút đối với hầu hết mọi người. Đấy! Bạn thấy không, những bài viết dài với nhiều thông tin bổ ích chưa chắc đã cuồn hút được nhiều visitors hơn.

Nếu bạn không thích cái cách của Letterman, nội dung kiểu “danh sách top 10” cũng được sử dụng phổ biến. Người dùng hay chú ý đến các con số, nó rõ ràng rành mạch. Tôi dám cá là hầu hết các bạn đều bị cuốn hút bởi những từ như “top 10 thứ quan trọng nhất để …”, “10 phương pháp để …” … Ví dụ, nếu bạn có một trang Web dành cho những người yêu thích xe hơi, bạn nên tạo ra một danh sách 10 phương pháp quan trọng nhất giữ cho xe hơi chạy trong điều kiện tốt.

Những sự kiện gật gân cũng là loại nội dung có thể thu hút rất nhiều lượng liên kết. Bất cứ nội dung của bạn mang tính hài hước, giải trí hay tin tức, miễn là mới mẻ và gây shock, người dùng sẽ nhanh chóng tìm đến bạn.

Bất cứ lĩnh vực bạn kinh doanh là gì bạn cũng nên trang bị cho mình một Website thông tin về lĩnh vực đó, thậm chí những người làm dịch vụ lễ tang cũng có một trang Web dành cho riêng họ, ví dụ như FuneralWire.

*Vấn đề tạo liên kết

Nếu bạn biết bất cứ những trang thông tin nào liên quan đến lĩnh vực của bạn, bạn nên submit trang của bạn vào như một nguồn tham khảo. Những trang như vậy sẽ rất tốt cho article submission. Có một số trang rất tốt cho bạn submit như EzineArticles, GoArticles, iSnare và một số trang khác. Đa số những trang này có rank cao nên chúng sẽ cung cấp cho bạn những traffic chất lượng tốt.

Những nhà báo thường không “dễ tính” với các bài viết, nhưng nếu bạn gửi cho họ một thông cáo báo chí tốt, dành thời gian trau chuốt để biến nó thành thông tin có giá trị, họ sẽ giúp bạn đăng thông cáo báo chí đó mà hầu như không thay đổi một tí gì bài viết của bạn. Bạn nên gửi các bài viết tới các bloggers hay những nhà báo chuyên về lĩnh vực mà bạn đang hướng tới, kèm theo đó là những thông điệp cá nhân cho họ biết lý do tại sao họ nên đọc bài viết của mình. Bạn cũng nên gửi thông cáo của bạn tới các PRWeb hay các trang thông cáo báo chí khác. Hãy để mắt tới các blogger và nhà báo này để xem động thái của họ ra sao. Đây là cách để biết ai sẽ là người quan tâm tới bài báo tiếp theo của bạn.

Như tôi đã nói ở trên, trao đổi liên kết vẫn bị hoài nghi về khả năng thành công, ít nhất là khi bạn liên kết đến những trang không liên quan. Tuy nhiên, không có gì là sai khi trao đổi articles với các webmaster khác, miễn là nội dung của nó có liên quan. Nếu bạn tìm thấy một trang liên quan, nhưng không thuộc lĩnh vực đang cạnh tranh thì bạn nên xây dựng liên kết với họ để cùng nhau phát triển.

Đừng quên ngay những người bạn này sau khi liên kết với họ. Nếu họ có mối quan tâm đến lĩnh vực bạn đang kinh doanh, và bạn cũng đang có những thông tin quan trọng về sản phẩm của mình, việc bạn cần làm ngay là liên hệ lại với họ. Hãy hỏi họ về những thông tin phản hồi. Họ có tìm thấy những thông tin hữu ích từ bạn không? Và nếu có thì liệu họ có chia sẻ ý kiến bình luận cho bài viết của bạn không? Đây không phải là hình thức marketing đa cấp, mà nó đến 1 cách tự nhiên.

*Khảo sát và nghiên cứu

Các công ty nên đăng những thông cáo báo chí thường xuyên về những khảo sát và nghiên cứu mà họ đã thực hiện. Thỉnh thoảng họ phải khảo sát những khách hàng thường xuyên của họ về một sản phẩm nào đó. Ví dụ, một công ty Webhosting đã khảo sát những khách hàng thường xuyên và đưa ra 10 gói hosting được người dùng ưa chuộng nhất. Những cuộc khảo sát như vậy sẽ khiến người dùng cảm thấy tầm quan trọng của những sản phẩm đó, và khi họ đã cảm thấy tin tưởng rồi họ sẽ thông báo cho những người khác nữa. Một thành viên trên diễn đàn SEO Chat đã cho biết, khi salary.com thực hiện một cuộc khảo sát về tình trạng của những người phụ nữ được trả lương quá thấp, họ đã thu hút được nhiều chất lượng cao.

Tóm lại, khi người dùng tìm đến bạn qua các công cụ tìm kiếm hay các liên kết khác, ít nhất họ phải biết được mục đích của bạn là gì, có nghĩa là nội dung của bạn phải rõ ràng, hấp dẫn. Hãy tạo cho mình một chiến lược xây dựng liên kết tốt, tự nhiên traffic sẽ “theo sau” thôi.

Seolanlinh.com

Mạng xã hội MySpace sẽ về tay ai?

MySpace có thể được bán với giá rẻ sau đợt sa thải nhân viên gần đây. Mạng xã hội “ốm yếu” này đã từng là mạng tiên phong và ngôi sao sáng, nhưng giờ đây các nhà phân tích tự hỏi ai sẽ muốn website đang đấu tranh cho sự ồn tại này.

Và nếu có ai mua nó, họ có thể làm gì với nó? Có rất nhiều câu hỏi xung quanh số phận của MySpace từ khi News Corp. (công ty sở hữu mạng xã hội này) thông báo nỗ lực tái cơ cấu lớn mà bao gồm cả việc mất 500 chỗ làm trên toàn thế giới (khoảng 47% lực lượng lao động).

Ngay sau khi việc sa thải được thông báo, bà Rosabel Tao (phát ngôn viên của MySpace) nói với hãng tin Bloomberg rằng, News Corp. đang cân nhắc những lựa chọn của mình, bao gồm việc bán website, sáp nhập hoặc chia nhỏ dự án. News Corp. mua lại MySpace với giá 580 triệu USD (~11,6 nghìn tỉ đồng) trong năm 2005.

“Rõ ràng, News Corp. đang đánh giá cả 3 tùy chọn, do đó chỉ có thời gian sẽ trả lời chính xác”, nhà phân tích Brad Shimmin của Current Analysis nói.

Ông Rob Enderle, nhà phân tích của Enderle Group lưu ý rằng, 2 công ty có thể quan tâm tới việc mua lại MySpace là Google (do có tin đồn là Google đang cố gắng xây dựng mạng xã hội riêng của mình) và Facebook (để chuyển người dùng MySpace qua mạng Facebook).

Nhưng ông Shimmin nói rằng, ông nghi ngờ việc Facebook sẽ quan tâm đến cơ sở người dùng còn lại của MySpace. Thay vào đó, CEO Mark Zuckerberg của Facebook có thể muốn mua MySpace chỉ đơn giản là để đóng cửa, do đó, người khác sẽ không mua nó và xây dựng nó trở lại.

Theo PC World VN.

Hướng dẫn SEO URL thân thiện cho WordPress

Cấu trúc đường dẫn URL mặc định trong WordPress hầu hết là hoàn toàn không thân thiện với Search Engine (Bộ máy tìm kiếm) và nó cũng không thân thiện với người sử dụng . Trong bài hướng dẫn này mình sẽ chỉ ra cho các bạn cách để SEO đường dẫn thân thiệt cho WordPress và người sử dụng . Bạn sẽ thấy mình dùng Permalink thay vì cấu trúc URL mặc định của WordPress . Nhưng bạn nên biết rằng chúng đồng nghĩa với nhau


Tại sao phải tối ưu hóa URL :
Khi bạn có đường dẫn thân thiện với Search Engine thì bạn sẽ có được một vị trí cao trong các công cụ tìm kiếm như google chẳn hạn . Và rõ ràng , nếu được một vị trí cao thì website của bạn sẽ thu hút được một lượng lớn khách đến thăm và học tập . Theo kinh nghiệm SEO thì Google rất xem trọng cấu trúc của đường dẫn do đó bạn nên làm theo hướng dẫn này .
Bắt đầu nào !
http://luckyars.co.cc/?p=77


Mặc định thì URL của WordPress sẽ trông như thế này đây . Nó trông có vẻ máy móc vì thế nó không thân thiện với người sử dụng . Mục đích của việc làm URL trở nên thân thiện chính là khi người đọc nhìn vào URL họ sẽ thấy được chủ đề của bài viết . Từ đó họ sẽ quyết định có vào website bạn không . Và tất nhiên nó rất tốt cho cả bộ máy tìm kiếm .
Bước 1 : Mở Permalink Option trong Woprdress Admin (wp-admin)
Đầu tiên bạn cần mở tùy chọn Permalink sau khi đã đăng nhập vào trang quản lý wp-admin của WordPress . Click Settings (Tùy chọn) rồi nhấn Permalink

Permalink SEO WordPress

Permalink SEO WordPress

Bước 2 : Tùy chọn cấu trúc URL của bạn :
Có rất nhiều cách để cấu trúc URL . Mặc định WordPress đã cho bạn một vài tùy chọn Nhưng những cái này không phải là tốt nhất .
Bạn xem ví dụ dưới đây :
/%category%/%postname%/
Bằng cách sử dụng cấu trúc URL của bạn như thế này nó sẽ làm phong phú thêm từ khóa của bạn vì nó bao gồm cả từ khóa của category và title trong đó . Như kết quả bên dưới :
http://luckyars.co.cc/blog/wordpress/huong-dan-seo-url-than-thien-cho-wordpress
Còn nhiều cách khác để bạn có thể cấu trúc các URL . Bạn cần biết các thẻ sau đây để có thể tùy ý chọn lựa cho mình một Permalink thích hợp :
%year% : năm bạn post bài viết . Kết quả sẽ ra 4 số ví dụ : 2009
%monthnum% – Tháng trong năm , ví dụ : 08
%day% – Ngày trong tháng , ví dụ 04
%hour% – Giờ, ví dụ 15
%minute% – Phút, ví dụ 43
%second% – Giây, ví dụ 33
%postname% – Chủ đề bài viết . Ví dụ bạn tạo bài viết : Hướng dẫn SEO URL thân thiện cho WordPress thì kết quả URL sẽ cho ra là huong-dan-seo-url-than-thien-cho-wordpress
%post_id% – ID của bài viết đứng sau dấu # , ví dụ 423
%category% – Tên category
%author% – Tên tác giả post bài

Sau khi đã ưng ý với cấu trúc URL rồi thì bạn nhấn Save Changes để hoàn tất . Kể từ đây mỗi lần Post bài mới một URL mới sẽ xuất hiện và tuân theo cấu trúc mà bạn đã thực hiện trên đây . Chúc các bạn có thứ hạng cao trên bộ máy tìm kiếm

Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website

Người làm SEO chuyên nghiệp dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, chọn lọc và phân bổ từ khóa cho các trang (pages) của website. Bài viết khá công phu của bạn HoàngPV, một cộng tác viên trẻ của LamSEO.com, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về công đoạn đầu tiên của quy trình SEO.

>>Xem thêm Phần 2 chọn lọc từ khóa...<<

Từ khóa là gì?

Rất dễ để giải thích. Từ khóa là tất cả những gì khách hàng gõ, nhập vào ô tìm kiếm của Google. Nó có thể là một từ, cụm từ hay cả câu. Mỗi người có một cách tìm kiếm khác nhau vì thế khá khó khăn cho SEOer để tìm ra những từ khóa có thể kết nối được website với đúng người tìm kiếm.

Trước khi đọc tiếp bài viết này bạn hãy trả lời câu hỏi sau?

Bạn muốn có một nghàn khách hàng truy cập vào website với chỉ một từ khóa
hay
Bạn muốn một ngàn khách hàng truy cập qua một ngàn từ khóa.
Nếu thấy khó trả lời thì cũng không sao, có rất nhiều người giống bạn. Hiện giới SEO vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này. Rất nhiều lần tôi được hỏi “ Đạt được vị trí cao (Một trong top 3) với một từ khóa phổ thông, có nhiều người tìm kiếm tốt hay đạt được thứ hạng cao với nhiều cụm từ khóa nhưng có ít người tìm kiếm hơn sẽ tốt hơn.

Câu trả lời là: Phụ thuộc vào nội dung và mục tiêu của bạn. Một số site có thể được miêu tả dưới cả trăm cụm từ khóa khác nhau, một số site lại chưa có đến 5 hay 10 cụm từ khóa thích hợp nhất.

Từ khóa phổ thông, nhiều người tìm kiếm đồng nghĩa bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tối ưu website, xây dựng backlink hơn để có thành công trong TOP đầu. Nếu bạn là một người mới, rất thuận lợi nếu bạn chú trọng vào phát triển những từ khóa ít cạnh tranh hơn. Thành công với những từ khóa ít cạnh tranh sẽ làm tăng sự tin tưởng cho bạn để phát triển những từ khóa có độ khó cao, cạnh tranh lớn và có nhiều người tìm phổ thông hơn.

Trong bài viết này tôi sẽ chủ yếu giới thiệu về “long tail keyword – những từ khóa dài” để hướng đến mục tiêu cạnh tranh ít nhưng sẽ là những từ khóa rất tốt cho site của bạn và đưa website của bạn lên TOP nhanh chóng với các từ khóa này. Tôi cũng có một ví dụ đi kèm về một website tôi đang phát triển. Một site đạt mức bình thường về giao diện, mức độ tối ưu, nội dung, và cách trình bày.

5 bước phân tích & chọn lọc từ khóa long tail chuẩn xác

Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn

Hãy đặt các câu hỏi như: Website của bạn bán gì? Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn? Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?

Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.

Bước 2: Nắm được khách hàng của bạn cần gì?

Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì của bạn? Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?

Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như biết tất cả về dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng lóng, ngôn ngữ trong nghề được bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa và hầu như là những từ khóa rất rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ khiến bạn thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.

Một ví dụ để thấy rõ hơn theo bạn thì từ khóa nào là từ khóa phổ thông nhất trong các từ này: “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá”.
Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của bạn.

Ở đây bạn phải hiểu đối tượng tìm vé giá rẻ là ai và quá trình tìm kiếm của họ: phần lớn khách hàng sẽ là những người đi du lịch, công tác muốn tiết kiệm chi phí đi lại. Ban đầu họ tìm “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, họ tìm và tìm, rồi chắc chắc là toàn thông tin về vé của Jetstar (nó đã rẻ hết cỡ các đại lý không thể giảm hơn, và cũng không muốn giảm – Jetstar là hay lỡ chuyến để dồn khách mà). Đương nhiên là không tìm thấy thông tin ở đâu khi mức giá các phòng vé là như nhau. Rồi họ sẽ nghĩ đến khuyến mãi, hay giảm giá. Nếu website của bạn đứng đầu với các từ khóa này và có đợt vé giảm giá, hay đang có đợt khuyến mãi, giảm chỉ rẻ hơn một chút so với các phòng vé khác, họ sẽ gọi bạn 100% .

Ví dụ khác. Bạn đang thắc mắc để làm sao website của bạn có được vị trí cao hơn trên máy tìm kiếm, rất có thể bạn sẽ tìm những từ giống như SEO”, “quảng bá website”, “nâng cao thứ hạng website” rồi “tăng traffic website”, ‘”thu hút khách hàng vào website”, … và có hàng loạt các website viết về SEO hiện ra, và bạn phải đọc, đọc và tìm hiểu. Chắc chỉ một số ít trong các bạn tìm từ khóa “phần mềm SEO”, “phần mềm làm SEO” – thứ có thể sẽ có ích cho bạn hơn là đọc các bài viết, chỉ dẫn.

Một ví dụ khác với khách hàng thực tế và gần nhất của tôi. Một khách hàng làm về dịch vụ vận tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Họ có nhu cầu phát triển các từ khóa: “Taxi tải”, “chuyển nhà trọn gói”, “chuyển văn phòng trọn gói”. Sau khi thảo luận và tư vấn tôi có kế hoạch sẽ phát triển vòng vèo một chút. Kế hoạch của tôi là phát triển những từ khóa dài và dễ hơn, sau đó những khách hàng đã tìm đến những từ khóa này một cách ổn định thì tôi sẽ phát triển các từ khóa ngắn và phổ thông hơn.

Lấy từ “taxi tải” làm ví dụ. Nếu chọn và phát triển ngay từ taxi tải để vào TOP 5 sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức. Nên tôi sẽ phát triển các từ khóa xoay quanh từ “taxi tải” như: “cho thuê taxi tải” + “Thuê taxi tải” +”thuê taxi tải chuyển nhà” + “thuê taxi tải chuyển hàng” và mục tiêu là lên TOP 3 – 1. Bây giờ bạn tra có thể thấy http://dichvuvanchuyen.com.vn ở TOP 1 – 3 với các từ khóa bên trên và thực tế tôi làm nó lên mức đó chỉ trong vòng 2 – 4 ngày.

Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, bạn hoàn toàn có thể lên vị trí cao trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu trong TOP 1-3 sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Vẫn ví dụ trên. Nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà, bạn cần tìm kiếm hãng taxi tải. Bạn sẽ đánh gì trên Google? Thuê taxi tải ở đâu? Các hãng taxi tải tại hà nội, hãng taxi tải tốt nhất, hãng taxi tải nào tốt? Các hãng taxi tải ở hà nội, hồ chí minh? Danh sách các hãng taxi tải? Dịch vụ taxi tải nào tốt? Đó là một số cụm từ lướt qua trong đầu tôi.

Bước 3: Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa

Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản trên website đó và gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa ra danh sách các từ khóa. Bạn có thể ghi lại hoặc save lại ra file Excel.

Công cụ trả tiền: Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng việt thì nhưng công cụ này không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.

Công cụ miễn phí: Google External Keyword tool – Đây là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên google chỉ cho ta biết số lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử dụng Google External Keywordtool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên quan và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn chỉ cần download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.

Phần mềm SEO: Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh tranh như SEO Elite 4, SEO Studio. Bạn có thể tìm ở trên mạng các bản trial để dùng thử, có crack của các bản cũ hơn, nếu bạn muốn xài nó thường xuyên. Các phần mềm đều có video hỗ trợ nên tôi không đề cập đến nhiều ở đây.

Hỏi bạn bè: Đây là một cách khá hiệu quả. Việc bạn biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình làm bạn chỉ tập trung vào một số từ khóa mà quên đi việc những người biết ít hơn sẽ tìm như thế nào. Hãy hỏi bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của bạn, xem họ tìm bằng những từ khóa nào.

Tham khảo các website trong TOP: Hãy xem từ khóa của TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. 60-80% khách hàng sẽ vào 3 site đầu tiên. Theo sau họ có thể là một lựa chọn không tồi.

Suggestion Search của Google Toolbar: Bạn có thể chú ý khi chúng ta mtì một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều người tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được đề nghị tìm. Nếu chú ý bạn có thể thấy khá nhiều cụm từ khóa dài được google đưa vào hỗ trợ người tìm kiếm.

Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa: Google cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy cập vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google analytics để biết được các từ khóa mà khách hàng để tìm ra site của bạn. (phương án này sử dụng khi site của bạn đã chạy được 1 thời gian, nếu site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).

Phần 2 Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website

Tác giả HoàngPV, CTV của Làm SEO & quản trị website Acro.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn www.lamseo.com khi đăng lại bài viết.

7 ngày để học làm SEO

Từng là một SEO newbie, mình đã tìm hiểu và đọc nhiều bài viết về SEO trên các diễn đàn và site SEO tại Việt Nam. Tuy nhiên mình chưa thấy có site nào có một bộ Tutorial hoàn chỉnh và đầy đủ hướng dẫn cho Newbie, mặc dù trước đây anh Du Nguyễn đã có bài hướng dẫn cách tự học SEO (nhưng chỉ mang tính định hướng hơn là đi vào chuyên môn)

Mất nhiều công sức và thời gian để ngâm cứu, đến nay thì với kiến thức mình tổng hợp được, mình muốn được chia sẻ với các newbie và phát triển thành một tài liệu hay cho anh em ngay tại Làm SEO, nơi mình đánh giá cao chất lượng các bài viết về Search Engine Marketing.

7 ngày học SEO...

7 ngày học SEO...

Kiến thức của một mình mình chưa chắc đã đủ nên rất mong mọi người sẽ phản hồi để xây dựng được một bộ tutorial bật mí các kỹ thuật thủ thuật mà các SEO Professionals (chuyên gia SEO hay người làm SEO chuyên nghiệp, sau gọi tắt là Pro) đã thực hiện.

Mình sẽ tiến hành thực hiện SEO trên 1 site mới toanh, giao diện, nội dung bình thường. Để phân tích và giúp các bạn có thể cùng tìm hiểu các bước sẽ làm trên đó.

Mình dự định sẽ viết các bài sau:

  1. Giới thiệu SEO, các thuật ngữ, khái niệm cơ bản
  2. Ngày 1: Từ khóa, cách phân tích từ khóa, đánh giá từ khóa.
  3. Ngày 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh, chọn hướng đi, nội dung cho website.
  4. Ngày 3: Tối ưu Onpage
  5. Ngày 4: Chiến lược Offpage, Link buiding, Viral marketing
  6. Ngày 5: Kiểm tra, phân tích Ranking.
  7. Ngày 6: Phân tích lưu lượng truy cập, người dùng.
  8. Ngày 7: Lập các báo cáo SEO, Phân tích tình huống.
  9. Kết luận.

Tác giả HoangPV hiện là quản trị viên website Công ty cổ phần Dịch vụ thông tin và tư vấn công nghệ ACRO.
Vui lòng ghi rõ nguồn LamSEO.com hoặc www.lamseo.com khi đăng lại bài viết. Cảm ơn.

Instant preview: xem trước hình ảnh trang đích trên Google

Google vừa ra mắt tính năng xem trước hình ảnh trang web đối với những kết quả tìm kiếm đã được hiển thị. Tính năng mới này có tên gọi là Instant Preview, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc xác định website đó có phải là cái mà họ đang tìm kiếm hay không, mà không cần truy cập site để xem.

“Instant Preview cho bạn hình ảnh tổng quát của kết quả tìm kiếm và hiển thị nổi bật những phần thích hợp nhất, giúp cho việc tìm kiếm đúng trang đang cần nhanh chóng như việc lật một tờ báo”, Raj Krishnan, giám đốc sản phẩm của Google cho biết.

Instant preview giúp người dùng xem trước hình ảnh trang định đến trên kết quả tìm kiếm Google (SERPs)

Instant preview giúp người dùng xem trước hình ảnh trang định đến trên kết quả tìm kiếm Google (SERPs)

Vui lòng click vào hình để xem rõ hơn.

Instant Preview vẫn chưa được cung cấp cho toàn bộ người dùng, nhưng bạn có thể dùng thử tại đây. Instant Preview sẽ hiển thị thêm một biểu tương hình kính lúp màu xanh dương bên cạnh mỗi kết quả tìm kiếm.

Click vào biểu tượng này sẽ giúp bạn kích hoạt tính năng Instant Preview, ngay sau đó bạn sẽ thấy một panel nhỏ nằm dọc bên phải hiển thị hình ảnh của cho link kết quả tìm kiếm. Rê chuột vào các kết quả khác bạn cũng sẽ thấy điều tương tự.

Instant Preview cũng hoạt động với các shortcut bàn phím: Ấn phím mũi tên phải với một kết quả tìm kiếm được chọn nào đó sẽ kích hoạt Instant Preview, ấn phím mũi tên trái sẽ tắt tính năng này.

“Theo thử nghiệm của chúng tôi, những ai sử dụng Instant Preview sẽ tăng thêm 5% mức độ hài lòng với kết quả tìm kiếm họ click vào. Tính năng mới cung cấp phương thức mới để đánh giá kết quả tìm kiếm, làm cho bạn đúng đắn hơn khi tìm kiếm điều gì đó”, Krishnan giải thích.

Xem trước hình ảnh trang web giúp giảm đáng kể lượng thời gian người dùng bỏ ra để xem tới xem lui các kết quả tìm kiếm.

Khi xem trước hình ảnh, nếu trang đó không phải điều bạn cần, bạn sẽ biết liền mà không cần phải rời Google.com để xem nó. Ngoài ra, một đoạn văn bản ngắn phù hợp với tìm kiếm của bạn cũng sẽ được đóng khung và hiển thị kèm theo hình ảnh, giúp bạn biết được nội dung cần tìm nằm ở đâu trong website.

Cũng đã từng có nhiều addon hoặc trang tìm kiếm tùy biến nhằm bổ sung tính năng xem trước kết quả tìm kiếm cho Google cho thấy rằng người dùng thực sự quan tâm đến tính năng kiểu như vậy. Bing đã cung cấp tính năng xem trước văn bản cho kết quả tìm kiếm, và Google cũng đã thử nghiệm tính năng này.

Thật ra, Google lưu trữ hình ảnh chụp được của các trang web mà nó lập chỉ mục để thực hiện tính năng này, do đó việc hiển thị hình ảnh rất nhanh, trung bình chỉ mất chưa tới 1/10 giây.

Instant Preview sẽ được chính thức tung ra cho toàn bộ người dùng, hỗ trợ 40 ngôn ngữ khác nhau, trong vài ngày tới.

Theo Cộng đồng thông tin.

Vài điều lưu ý khi bước vào nghề SEO

“Vài điều lưu ý khi bước vào nghề SEO” lấy cảm hứng sau khi đọc bài viết Thế nào gọi là PRO SEO? của anh Chu Đình Châu. Thử ngồi search keyword “seo guide” với hơn 48 triệu kết quả cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt như thế nào. Với dân Online Marketing hay Internet Marketing thì các chủ đề về SEO luôn luôn hot và không bao giờ lỗi thời dù cho đôi khi có nhiều kỹ thuật đã lỗi thời.

SEO

Uống cà phê bàn về nghề SEO...

Cách đây vài năm chí ít cũng là 3, 4 năm thì các bài viết về SEO hầu như vắng bóng trên các site tiếng Việt. Vì sao như vậy? Thời đó yellow pages vẫn còn thống trị tư tưởng của nhiều doanh nghiệp nhưng bây giờ ngôi đã đổi chủ. Với hầu hết doanh nghiệp hoặc các cá nhân kinh doanh hay không kinh doanh gì cả cũng đều muốn site mình lên top khi search 1 keyword liên quan.

Để ý loanh quanh nhiều site, diễn đàn, blog đâu đâu cũng thấy tràn ngập các bài viết về thủ thuật SEO nhưng vẫn thiếu 1 cái rất quan trọng và dư thừa nhiều cái không cần. Đó là kinh nghiệm thực tế! Các thủ thuật đó theo tôi con số % không biết bao nhiêu nhưng phỏng đoán trên 95% đều là từ site nước ngoài và cái này là đương nhiên vì nhiều bài viết trên tôi cũng dịch từ nhiều nguồn nước ngoài.

Dẫu sao cũng rất trân trọng tinh thần chia sẻ chân tình đó!

Vậy SEO có thể mang lại cái gì cho website mà ai ai cũng lao vào học hỏi?

  1. Nâng cao vị trí của site trên các search engine để mọi người dể thấy
  2. Từ 1 suy ra thì traffic cũng tăng theo
  3. Trước khi click vào site thì khách đã biết được site bạn bán cái gì, kinh doanh cái gì
  4. Xây dựng thương hiệu, thấy càng nhiều thì người dùng sẽ hay nhớ đến mình lúc cần mà không phải search lại chính xác
  5. Cuối cùng thì tất nhiên sản phẩm bán ra nhiều hơn bình thường nếu so với vị trí thấp trên search engine

Nếu bạn mong chờ rằng bài viết này tiết lộ thêm điều bí mật gì về SEO thì sẽ làm bạn thật vọng rồi, bí quyết đơn giản là bạn tận tay làm các dự án về SEO và sau mỗi dự án đút rút cho chính bản thân những kinh nghiệm và đó là bí quyết. Trên mạng không thiếu các khóa học về SEO uy tín của các site nước ngoài có giá trị tầm vài ngàn usd cho mỗi khóa và nếu bạn tin là có bí quyết tuyệt mật dạng như bí mật quân sự thì hãy học các khóa đó.

Tôi đồng ý với ý kiến phần Bí quyết trong bài “Thế nào gọi là PRO SEO ?” trong link đưa trên đầu bài viết.

SEO nên là Coder?

Nên, nên lắm chứ. Nếu được vậy thì SEOer này lợi thế hơn rất nhiều so với nhưng newbie mới tập tễnh vào nghề nhưng không rành về code.

Vì sao lợi:

Nói đơn giản việc tối ưu URL cho site, nếu là các mã nguồn có sẵn như WordPress, Joomla, Drupal,… thì quá đơn giản chỉ việc tick vào các ô chọn hoặc có kiến thức chút về htaccess là xong nhưng thật không đơn giản nếu bắt đầu với 1 site dotnet url loằng ngoằng. Lúc này bạn phải làm sao? Nếu không làm được việc này thì coi như bạn đã mất 1 lợi thế cực kỳ lớn trong SEO.

OK chấp nhận việc trên với bạn coi như không thành vấn đề, vậy công việc tối ưu mã nguồn HTML với W3C không cần kiến thức về HTML/CSS?

Có thể dẫn chứng rất nhiều việc khác trong SEO mà nếu bắt đầu là coder thì ưu thế rất nhiều. Vậy nếu không là coder thì có làm SEO được không? Tất nhiên là được nhưng bạn sẽ phải học hỏi nhiều thứ hơn và mệt hơn.

Nên thuần thục các tool cơ bản

Gì cùng vậy cái cơ bản luôn phải nắm vững thật vững, cơ bản ở đây là những tool nào? Tất cả những tool liên quan đến Google, 1 trong số đó mà hầu như ít khi thấy ai share đó là Google Webmaster Tool. Khoan hãy đi đâu xa xôi, tìm các tool pro mà hãy ngồi lại và khi nào bản thân cảm thấy mình đã control được Google Webmaster Tool.

Nếu muốn tiếp cận các kiến thức về SEO cũng như cập nhật thuật toán của Google không đầu tốt bằng chính các blog của Google:

  1. http://googlewebmastercentral.blogspot.com/
  2. http://www.google.com/support/webmasters/
  3. http://googleblog.blogspot.com/

Bắt chước không xấu

Biết học tập cái hay của người khác và áp dụng cho mình là không bao giờ xấu. Kinh nghiệm bản thân mỗi khi dự án SEO bắt đầu đó là tìm hiểu cùng keyword đó tại sao có những site lại nằm top và phân tích dữ liệu thu được.

Đã hết ly cafe nên tạm dừng tại đây vậy!

Toàn Đỗ (aka Mèo Tom), CTV của Làm SEO, hiện là biên tập viên Tạp chí SEO.

(Vui lòng ghi nguồn LamSEO.com nếu đăng lại.)

Link baiting – Cách “câu” liên kết

Link Baiting (dịch nôm na là hình thức “câu” liên kết) là một thủ thuật mà các blogger hiếm khi dùng trong những trang web tiêu biểu. Trong bài viết này tôi sẽ giải thích Link Baiting là gì và bằng cách nào mà mọi người (không chỉ riêng các bloggers) có thể dùng nó để tạo ra những đường liên kết có chất lượng.

Có thể bài viết hơi lòng vòng một chút trước khi vào vấn đề chính nhưng tôi không nghĩ nhiều người biết khái niệm cũng như cách sử dụng Link Baiting một cách hiệu quả.

“Link Baiting” có thể bị coi như một tiểu xảo và đó là lý do tại sao mọi người không công nhận nó một cách chính thức hợp pháp.

Tuy nhiên Link Baiting đơn giản chỉ là cách tạo đường link với một chút mánh khoé: Thay vì kích vào đường liên kết đơn thuần, bạn sẽ được nhận ngay nội dung chính và độc đáo của trang web đó.

Link Baiting hoạt động thế nào?

Link Baiting giống như trò câu cá. Bạn viết một bài (tôi sẽ đề cập đến vấn đề này sau) và để chế độ cho phép người đọc. Người khác khi đọc nội dung của bài viết này và nếu may mắn họ cảm thấy chủ đề thú vị, họ sẽ lấy một số thông tin chính làm đường link quảng cáo cho bài viết tại các trang khác. Bài viết gốc ở đây có thể gọi là mồi câu và đường link của chúng ta là mẻ cá.

Một bài viết bình thường có thể chứa rất nhiều đường link thô mà bạn ít hoặc không cố gắng làm cho nó hấp dẫn.

Ví dụ: Cách đây độ 1 năm tôi có viết một bài viết có tên gọi Florida Update trên một trang web. Cứ mỗi lần thu được kết quả phân tích tôi lại cập nhật thông tin cho bài viết đầu tiên này. Tôi làm việc này trong khoảng thời gian 1 hay 2 tháng gì đó. Sau này tôi đã cho xuất bản lý thuyết về cách thức cập nhật thông tin.

Bài viết đó có 88 links được dần thêm vào và đường liên kết tốt nhất tôi đánh giá là từ ODP trong danh mục tin tức của Google.

Trên thực tế bài báo này nằm trong Top 10 và nếu bạn dùng Google tìm kiếm với hai từ “Florida Update”, kết quả sẽ cho ra rất nhiều trang web đã liên kết với bài viết này của tôi.

Vậy bài viết này có gì đặc biệt?

Trong khi tôi không bao giờ có ý định hướng nó tới cách dùng Link Bait thì nó lại thành ra một kiểu trang “hook” tiêu biểu. Cách trình bày bài viết có thể nói là bản tóm tắt hoàn hảo của các phương thức “câu” liên kết mà tôi sẽ trình bày ngay dưới đây.

Khi muốn xây dựng một đường link tốt bạn cần nghĩ tới 5 cách câu link (5 loại “hooks”): News, Contrary, Attack, Resource, Humor (Tin tức, Phản Bác, Công Kích, Lưu trữ và Hài Hước).

Cách thức câu đường link theo tin tức News Hook là cách bạn đưa các tin công nghiệp. Cách làm này không hề có ý bắt chước hay rập khuôn bài viết của ai đó. Nó phải chứng tỏ sự độc đáo mà không một ai có thể nghĩ tới hay thậm chí có thể là bản tóm tắt hàng loạt quan điểm cái nhìn của nhiều đối tượng. News hook

Contrary hooks là cách bạn muốn đưa một quan điểm bất đồng với ai. Nó có thể là cái gì đó nổi bật và gây tranh cãi.

Ví dụ: Nếu tôi có ý định viết môt bài tuyên bố những lý thuyết gần đây nhất của Danny Sullivan (Sullivan là một chuyên viên tư vấn giải pháp tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO Consultant (Search engine optimization) và là một cây viết cho trang Textlinkbrokers.com) chỉ là nhảm nhí, nó có thể dẫn đến hàng loạt các ý kiến phản bác lại (đặc biệt khi tôi có thể đưa ra những bằng chứng cho những luận điểm này thì càng gây tranh luận lớn).

Gần đây Mike có gửi một bài viết về Clickz trong đó ông một lần nữa chỉ ra quan điểm không tin tưởng vào những đánh giá trong Google Sandbox (khoảng thời gian 30 ngày trước khi Google tiếp nhận đường link 1 trang web trong mục tìm kiếm của nó). Ông ta thậm chí còn động chạm cả đến những bài viết trong đó Sandbox đã bỏ qua một số trang web khác.

Ngay sau khi gửi bài viết này (chỉ sau một tuần kể từ khi bài báo công bố) rất nhiều các thành viên SEM (Search Engine Marketing) đã tấn công lại ông với những chứng cớ bảo vệ cho Sandbox.

Và nếu bạn sử dụng trình duyệt của Yahoo’s Site Explorer để xem những trang nào đã có liên kết tới bài này bạn sẽ thấy Yahoo! cho ra độ 80 đường dẫn liên kết tới bài viết này. Tôi có thể nói rằng Mike đã áp dụng cách thức câu đường link một cách xuất sắc!

Attack hooks là bước tiến xa hơn của dạng contrary hooks, bằng cách đưa ra những luận điểm bật lại người đã lật tẩy những lý thuyết đó lên một cấp cao hơn. Bài phản hồi đầu tiên từ SEOmoz (Search Engine Optimization Resource) gần giống như một dạng attack hook, nhưng sau khi bài viết được chỉnh sửa lại thì độ nóng của nó bị giảm đi phần nào. Họ phản đối bài viết của Mike Grehan trên Sandbox với một chút vội vàng và biến nó theo quan điểm cá nhân. Họ muốn giảm nhiệt vấn đề nhưng chính cách làm của họ lại khiến vấn đề nóng bỏng hơn. Ai mà có thể biết được bài viết này biết đâu lại có ý công kích vào nguồn SEOmoz và rồi hàng loạt xung đột sẽ tiếp diễn.

Resource hook mang nhiều ý nghĩa trang thông tin hơn. Nó là sự tổng hợp và chọn lọc thông tin cho người xem.

Trong thực tế thì Resource hook kiểu như chúng ta có một đống tin tức, chúng ta sẽ chọn lọc những tin chính có ý sau đó giải thích ý nghĩa của nó cho bạn đọc. Tiếp theo những người khác đọc bài này sẽ thuật lại y nguyên toàn bộ nội dung của bài viết hay tối thiểu tạo một liên kết tới bài viết trong một trang web khác.

Cuối cùng là Humour hook. Với cách câu đường link này bạn viết bài hệt như bạn đang viết chuyện phiếm, những chuyện hài hước, có thể thêm những tấm hình ngộ nghĩnh mà bạn đã tìm được. Đảm bảo sẽ có bài nhận định của người nào đó và hi vọng họ sẽ lưu liên kết tới trang khác cho bạn.

Có rất nhiều trang Blogs thiết kế kiểu này như Obscure Store & Reading Room và Small Town Misfit. Họ đã đi săn tìm trang web để lấy những câu truyện hài hước và sau đó đưa lên cho bạn đọc xem, khuyến khích, lôi kéo người đọc tạo đường link liên kết tới bài viết đó.

Và nó phải hoạt động có hiệu quả! Small Town Misfit đã có trên 1600 đường liên kết với công cụ tìm kiếm của Yahoo trong khi đó Obscure Store còn trên cả 1700.

Do vậy, nếu bạn đang lo lắng về cách xây dựng liên kết thế nào, có thể bạn đang học cách trở thành một “nhà chức trách” trong việc cân đo đong đếm xem nên lựa chọn các câu link nào cho hiệu quả, nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra câu liên kết còn là cách làm khá hay để gây dựng uy tín và thương hiệu trực tuyến cho bạn (vì càng ngày càng nhiều người biết đến trang web của bạn hơn qua những đường link này).

Về tác giả bài viết:

Rob Sullivan là một chuyên viên tư vấn giải pháp tối ưu hoá công cụ tìm kiếm SEO Consultant (Search engine optimization) và là một cây viết cho trang Textlinkbrokers.com.

Hương Giang – OnBoom Group (dịch từ SEO Pro News)

10 thủ thuật SEO cho website tin tức

Đối với bán hàng trực tuyến cũng như mọi hoạt động trực tuyến có sinh lợi khác thì tối ưu bộ máy tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) là việc quan trọng. Bởi vì chi phí dành cho SEO có thể nói là thấp hơn các kênh quảng cáo khác, nhưng hiệu quả mang lại là lâu dài và bền vững. Chi phí lớn nhất là thời gian bỏ ra để tìm hiểu các thủ thuật và cố gắng thực hiện cho tốt.

SEO hiệu quả không chỉ giúp website tăng hạng trên kết quả tìm kiếm, có thể làm ra tiền thực sự bằng SEO, bởi vì SEO có thể giúp search engine định hướng các quảng cáo được chú ý và sinh lợi nhiều tốt hơn. Tham gia Google Adsense là một trong những cách để kiếm tiền với SEO.

Bài viết sau là tổng hợp lại những thủ thuật SEO dành cho các website tin tức (news sites) của Danny Sullivan, biên tập viên của Search Engine Land, và là một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực SEO. Danny là một doanh nhân thông tin tự lập, tự ông đã phát triển cuốn Hướng dẫn thầm nhập search engine dành cho Webmaster xuất bản năm 1996 trở thanh hai ấn bản trực tuyến (Ông cũng thường xuyên viết trên blog cá nhân http://daggle.com/ nhiều bài viết rất hay thể hiện quan sát rất sắc bén về việc kinh doanh trực tuyến)

1. Sử dụng công cụ từ khóa Google Adwords để tìm ra những từ khóa phổ biến liên quan

Trước khi bắt đầu tối ưu những từ khóa đặc biệt của riêng mình, việc đầu tiên là tìm hiểu những từ khóa hay được người dùng sử dụng trên các search engine để tìm kiếm các nội dung có liên quan đến lĩnh vực bạn hoạt động. Công cụ từ khóa Adwords (Google Adwords keyword tool) ra đời để làm điều đó. Nó thể hiện con số gần chính xác số lần một từ hay một cụm từ được sử dụng để tìm kiếm.

Công cụ tìm kiếm từ khóa của Google định lượng dựa trên sự phổ biến của những từ khóa khác nhau, với cả 2 tiêu chí tần suất tìm kiếm và giá thầu đề nghị để “mua” các từ khóa đó thông qua chương trình quảng cáo ngữ cảnh Google Adwords. Kết quả giúp ta tìm thấy không chỉ những từ khóa có thể mang lại lượng truy cập lớn nhất mà còn là từ khóa mang lại lượng truy cập có giá trị nhất nữa.

Sử dụng các công cụ đó để xác định một cách tổng quát các cụm từ có tiềm năng, những từ có thể sử dụng cho title của website, trên trang chủ và các trang điều hướng… Sau đó tiếp tục sử dung công cụ đó và tự thu thập kinh nghiệm để có thể chọn ra những từ khóa thích hợp nhất để dùng vào các bài viết và nội dung website.

2. Sử dụng các từ khóa và cụm từ trong các thẻ title của website

Một khi đã chọn được những từ khóa phù hợp, bạn hãy đặt chúng vào những nơi quan trọng nhất mà các search engine sẽ đọc tới đầu tiên. Các bộ máy tìm kiếm hiện nay đều ưu tiên một cho title tag trước rồi mới đến các thành phần khác của website, nên cụm từ phù hợp nhất với nội dung nên được ưu tiên đặt vào đó.

Nếu sử dụng hệ thống quản lý nội dung (content management system – CMS, ví dụ WordPress), bạn phải nắm được những trường dữ liệu nào sẽ được thể hiện lên title tag (thường là tiêu đề). Sử dụng các nguồn tài nguyên nêu trên để xác định những trường dữ liệu cần biết rồi đưa nó lên tiêu đề để thu hút sự chú ý của search engine.

Ngoài ra, cố gắng sử dụng những từ khóa phổ biến và “mạnh mẽ” trong các thẻ tiêu đề, mô tả và các tag cho các video clip bạn đăng lên Youtube hay dịch vụ chia sẻ video khác.

3. Viết thẻ mô tả cho mỗi trang càng hấp dẫn càng tốt

Một số webmaster cho rằng việc viết các mô tả cho website là thừa thãi, tuy nhiên nó cũng có một số giá trị nhất định. Một số search engine, ví dụ như Google, sử dụng các mô tả này để làm các giới thiệu ngắn hiển thị bên dưới tiêu đề của website trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Mô tả ngắn gọn nhưng chi tiết có thể lôi kéo người xem đến website của bạn nhiều hơn những website khác cùng loại, kể cả những trang được xếp hạng cao hơn. Và bạn biết đấy, tỉ lệ click (CTR) là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng của Google.

4. Chuyển đổi từ phong cách báo chí truyền thống sang phong cách SEO

Sự lặp lại hay mật độ từ khóa vẫn có vai trò khá quan trọng trong thứ hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm (dù rằng nó không còn chiếm vị trí độc tôn như trước khi có Google). Do đó, bạn có thể quên đi lối trình bày văn bản truyền thống cứng nhắc mà tư duy sao cho phù hợp với tư duy của search engine hơn.

5. Đưa các từ khóa vào URL bất cứ khi nào có thể

Các search engine cũng định giá cả các từ khóa bên trong URL. Nếu đưa được từ khóa vào tên domain thì khá ổn, nhưng nếu thêm cả vào đường dẫn đến các thư mục con hoặc các trang khác thì mới thật sự là tốt. Thay vì sử dụng đường dẫn toàn những chữ cái dài dằng dặc vô nghĩa, hãy cấu hình cho CMS học sử dụng các câu, từ có nghĩa, các từ khóa lý tưởng chèn vào đường dẫn, điều này sẽ khiến website của bạn dễ được tìm thấy hơn

Ngoài ra, thay vì sử dụng dấu “_”, hãy sử dụng dấu “-” để phân cách các từ trong URL.

6. Đừng bao giờ để nhiều link cùng trỏ tới một bài viết duy nhất

Hình phạt cho tội trùng lặp nội dung đã khiến các website tin tức đánh mất vị trí của mình trong các kết quả tìm kiếm mãi mãi. Không nên gắn một bài viết đến quá nhiều URL khác nhau. Tham chiếu một bài viết đến nhiều tag và nhiều trang index thì ổn, nhưng đừng nên tham chiếu nhiều đường dẫn đến một bài viết.

Hầu hết các quyết định của Google để xếp hạng một trang web trên kết quả tìm kiếm dựa trên số lượng và chất lượng các liên kết trỏ tới trang riêng lẻ. Tập trung vào chất lượng của từng đường dẫn trỏ tới từng bài viết một. Đăng nội dung trên nhiều địa chỉ web đơn giàn là làm loãng sức mạnh của những URL đó đi mà thôi.

7. Tạo một trang cố định để đăng các câu chuyện và các vấn đề còn tiếp diễn đáng chú ý

Trong điều kiện lý tưởng thì nên tập trung tất cả các liên kết nội dung tới một bài viết, chủ đề đang được theo dõi bằng một URL duy nhất. Tuy vậy điều đó thì cực khó trong thế giới thực khi mà ngày nào cũng có bài viết mới mới những URL mới. Vì vậy tạo ra một địa chỉ cố định để những bài viết liên quan có thể trỏ liên kết đến đấy, giúp thúc đẩy và thu hút các search engine để mắt đến công việc của bạn.

8. Không bao giờ để link chết hoặc đổi đường dẫn URL mà không 301 redirect

Các search engine vẫn làm việc và phản ứng với các hồi đáp khác nhau của Web server khi mà search engine gọi đến một đường dẫn không tồn tại. “404 error or page not found” là phản hổi tệ nhất mà server có thể đưa ra. Đừng để điều đó xảy ra, thay vì vậy, hãy sử dụng “301 redirect” để thông báo cho search engine biết địa chỉ mới đã được dùng thay cho địa chỉ cũ không còn hoạt động. Điều đó sẽ ngăn website bị tụt hạng khi mà URL của nó bị thay đổi.

9. Sử dụng bit.ly hoặc các dịch vụ thu gọn URL khác mà có hỗ trợ 301 redirect

Khi sử dụng một địa chỉ URL đã thu gọn, cần phải chắc rằng search engine phải ghi nhận được rằng các truy cập vào link là chuyển hướng thẳng đến website của bạn chứ không phải là đến trang cung cấp dịch vụ rút gọn. bit.ly là một trong những dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu đó. Search engine vẫn lần ra được mọi thông tin trong URL ngay cả khi mà nó đã được thu gọn.

10. Liên kết tới các các trang lớn khác và mời họ đặt liên kết tới trang của bạn lên trang của họ

Chiêu cuối cùng này là quan trọng nhất và cũng nhiều thử thách nhất. Mọi hình thức SEO nội dung ngay bên trong trang sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì nếu mà những website khác không “bỏ phiếu tín nhiệm” tức đặt liên kết đến website của ban. Sử dụng các kĩ năng quảng cáo cũng như phương tiện truyền thông mạng xã hội, làm sao để các website lớn biết về trang của bạn va đồng ý đề nghị trao đổi liên kết. Làm sao để họ thấy đó là một đề nghị đôi bên cùng có lợi.

Kết luận:

Có thể còn những thủ thuật SEO khác, như sitemap cho site tin tức của bạn chẳng hạn, nhưng 10 thủ thuật SEO trên có thể cũng đủ giúp site bạn đạt được lượng traffic hơn cả mong đợi.

Lê Ngân, Làm SEO, dịch theo Ojr.

Vui lòng ghi rõ nguồn www.lamseo.com nếu đăng lại bài viết.

Làm SEO cho Google Places

Cuối tháng 10, Google đã ra mắt công cụ tìm kiếm địa điểm (Place Search). Những website đã được liệt kê trong Google Places ( trước đây được biết đên như Google Local/Google Maps) đã được xuất hiện đầu tiên trong các kết quả tìm kiếm địa điểm của Google.

Nếu bạn chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ trong ở một địa điểm nào đó thì website của bạn phải được liệt kê trong Google Places

Làm thế nào để tối ưu hóa website của bạn trong Google places

Website của bạn được liệt kê trong Google Places sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố. Ví dụ như, những hiệu bánh ở Los Angeles sẽ được liệt kê trong danh sách khác với các hãng đại diện của Honda ở Knoxville. Ngành nghề kinh doanh, vị trí kinh doanh, các từ khóa bạn chọn và những yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tới danh sách của bạn trên Google Places.

Yếu tố xếp hạng đầu tiên: địa điểm

Nếu bạn muốn có được thứ hạng cao cho từ khóa có liên quan tới một thành phố cụ thể thì cửa hàng của bạn nên được đặt ở thành phố đó. Nếu bạn muốn những người tìm kiếm ở London tìm thấy từ khóa của mình thì cửa hàng của bạn phải có một địa chỉ ở London.

Yếu tố xếp hạng thứ hai: các hạng mục bạn kinh doanh

Bạn phải chắc chắn rằng công việc kinh doanh của bạn được đưa vào đúng hạng mục trong Googe Places. Nếu bạn bán ô tô thì website của bạn sẽ không thể được đưa vào trong danh sách website bất động sản. Bạn có thể chọn đúng hạng mục khi bạn đăng ký website của bạn vào Google Places (xem bên dưới).

Yếu tố xếp hạng thứ 3: Tên công ty của bạn có từ khóa

Nếu tên công ty của bạn có chứa từ khóa bạn mong muốn bạn sẽ có cơ hội được có mặt trong danh sách kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google Places. Nếu bạn có một nhà hàng ăn và tên nhà hàng là “Peter’s Restaurant” thì ranking cho từ “nhà hàng ăn” của bạn sẽ cao.

Yếu tố xếp hạng thứ 4: trích dẫn các ngành bạn kinh doanh

Các trích (dẫn cũng có thế được hiểu như các website tham khảo) chính là việc đề cập tới tên lĩnh vực kinh doanh của bạn và địa chỉ trên những trang web khác ngay cả khi những trang web đó không liên kết tới website của bạn.

Ví dụ như, các trang tra địa chỉ vàng hoặc các phòng thương mại địa phương có thể liệt kê ngành bạn kinh doanh mà không liên kết tới website của bạn. Càng nhiều trích dẫn về ngành nghề bạn kinh doanh thì khả năng được liệt kê trong công cụ tìm kiếm địa phương càng cao. Trích dẫn có tác dụng trên công cụ tìm kiếm địa phương tương tự như các backlinks trên bảng liệt kê thường xuyên của các website

Hãy cố gắng để địa chỉ của website của bạn xuất hiện trên càng nhiều website càng tốt để chứng tỏ với Google rằng lĩnh vực bạn kinh doanh là thực

Yếu tố xếp hạng thứ 5: bạn phải có các đánh giá tích cực.

Về cơ bản, Google Places là công cụ tìm kiếm khuyến nghị. Nó khuyến cáo các nhà hàng, khách sạn địa phương,… trong bảng kết quả tìm kiếm. Nếu như các lĩnh vực kinh doanh được khuyến nghị đưa ra các mặt hàng kém chất lượng hoặc dịch vụ kém chất lượng thì người truy cập sẽ không tiếp tục sử dụng Google Places nữa
Các đánh giá tích cực và xếp hạng giúp Google có được nhiều sự tin tưởng hơn ở công ty của bạn. Càng nhiều các đánh giá tích cực mà công ty bạn có được thì càng tốt. Hãy khuyến khích khách hàng của bạn viết những lời đánh giá tích cực nếu họ hài lòng với sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Yếu tố xếp hạng thứ 6: gần với các vị trí được tìm kiếm

Nếu công ty của bạn được liệt kê gần với các địa điểm được tìm kiếm thì khả năng nó được xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm càng cao. Nếu bạn có một khách sạn ở gần Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại thì khách sạn của bạn sẽ được liệt kê trong bảng tìm kiếm của Google Places cho Querie “các khách sạn gần Bảo tàng”.