Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

7 lỗi Seo nghiêm trọng của website thương mại điện tử

Chào các bạn SEOer, truớc khi đọc bài viết tôi có mấy lời thế này:
Các bài viết của tôi thuờng là tổng hợp đúc rút kinh nghiệm hay là khám phá một cái gì đó mới chính vì thế có thể nó rất đơn giản đối với các bạn đã làm seo một thời gian. Thiết nghĩ những bài viết đó phù hợp với những nguời mới tìm hiểu về seo bởi nguời làm seo không chỉ có chúng ta mà có thể là chủ doanh nghiệp nhỏ muốn tìm hiểu seo như thế nào. Chính vì thế nếu các bạn thấy mình đã nắm vững rồi xin tránh comment những câu như " chả có gì mới", " cũng chỉ là những cái cũ..." " Thanks.." . Tôi nghĩ rằng nếu bạn đã nắm đuợc những điều cơ bản thì đều có khả năng tự tìm hiểu mở rộng thêm vấn đề vì thế hãy đào sâu, mở rộng thêm bài viết của tôi, bổ sung thêm những gì tôi còn thiếu sót, thêm những kinh nghiệm của bạn như vậy không phải là topic, diễn đàn thảo luận ý nghĩa hơn những câu comment sáo rỗng chỉ thêm nặng database kia? Thân gửi các bạn

Có một thực tế là việc seo cho website thuơng mại điện tử khó hơn rất nhiều so với website giới thiệu công ty hay blog. Nhiều nguời kinh doanh trực tuyến cứ nghĩ rằng liệt kê hàng trăm sản phẩm trên website bán hàng online của họ thì khách hàng sẽ đến ồ ạt từ công cụ tìm kiếm. Suy nghĩ đó rất xa vời, với việc hằng trăm hàng ngàn trang giới thiệu sản phẩm làm cho việc SEO website thuơng mại điện tử khó khăn hơn rất nhiều.

Duới đây là 7 lỗi mà nhiều website thuơng mại điện tử thuờng mắc phải.

1. Thiếu mô tả sản phẩm

Rất nhiều trang bán hàng trực tuyến như quà tặng, hay quần áo dính phải điều này. Thật đáng tiếc là việc thiếu mô tả sản phẩm đã đánh mất cơ hội đuợc xếp hạng trong top 10 ngay cả với những truy vấn có độ cạnh tranh không cao. Vì thế hãy chắc chắn có mô tả sản phẩm cho website bạn.


thieu-mo-ta-san-pham
Tất nhiên 1 hình ảnh có thể thay cả ngàn chữ nhưng bạn nên hiểu rằng google không đọc đuợc hình ảnh mà chỉ đọc đuợc text chính vì thế mô tả sản phẩm là cực kì quan trọng.

Vậy bao nhiêu từ mô tả là đủ? hãy đếm tất cả từ mặc định có sẵn trên một trang sản phẩm như navigation, sidebar, footer và bất cứ đoạn text nào có sẵn trên trang sản phẩm đang trống mô tả. Hãy đảm bảo mô tả sản phẩm của bạn nhiều hơn số từ mặc định đó để có đuợc luợng nội dung dày hơn trên trang sản phẩm.

Nội dung mô tả sản phẩm độc đáo do bạn viết luôn tốt cho SEO nhưng cũng phải lưu ý những điều sau:


Chỉ viết những nội dung chất luợng giúp tăng khả năng ra quyết định mua hàng
Không sao chép nội dung từ các trang khác, công cụ tìm kiếm sẽ phạt bạn vì điều này.
Quá nhiều nội dung lại không tốt cho việc bán hàng của bạn.


2. Sử dụng mô tả từ nhà sản xuất.

Mô tả sản phẩm đuợc nhà sản xuất phân phối chung đến tất cả cửa hàng online, nếu tất cả đều sử dụng mô tả này vào mục đích nội dung bán hàng sẽ tạo ra một loạt trang nội dung trùng lặp. Hành động này chắc chắn sẽ làm cho website của bạn bị trừng phạt bởi các bộ lọc của Google.

Vì vậy hãy luôn luôn tạo ra nội dung độc đáo không trùng lặp, Google sẽ ưu ái website của bạn và đánh tụt các trang có nội dung trùng lặp.

Nhưng việc tạo ra nội dung duy nhất cho hàng ngàn sản phẩm , những sản phẩm thay đổi liên tục hay hàng tồn kho là một công việc khá khó khăn. Chắc chắn bạn không muốn website của mình đuợc cấu thành nên từ hàng ngàn webpages tự động sinh ra với cùng 1 nội dung để thu hút traffic. Lúc này bạn có thể xem xét việc giữ chúng đứng ngoài công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng tag NO meta INDEX trên các trang sản phẩm mà bạn không thể viết nội dung.

Không sử dụng mô tả có sẵn giúp website của bạn có vị thế tốt hơn trong SEO thay vì để cho nó chịu ảnh huởng từ những webpages đuợc tối ưu nghèo nàn hoặc spam nội dung.

3. Thiếu nhận xét sản phẩm

Hành động của người mua hàng đã thay đổi rất nhiều từ mua hàng offline đến mua hàng trực tuyến. Truớc đây khi thích một món hàng nguời dùng sẽ cân nhắc tiền và quyết định mua hay không. Nhưng giờ đây thêm một khâu nữa trong quá trình mua hàng đó là nguời dùng thích món hàng -> tìm kiếm thông tin đánh giá, so sánh giá cả – > mua hàng.



Nhìeu website thiếu phần nhận xét sản phẩm
Và hiện nay hơn 70% số nguời mua tìm kiếm đánh giá nhận xét truớc khi mua hàng, có nghĩa là nếu website của bạn thiếu phần này thì bạn đang đánh mất một luợng lớn khách hàng tiềm năng. Hơn nữa các trang đánh giá sản phẩm lại có khả năng xếp hạng ở vị trí cao hơn là những trang sản phẩm bời vì nội dung luôn đuợc cập nhật từ ý kiến của khách hàng.

Điều tuyệt vời từ những nhận xét về sản phẩm của khách hàng là:


Họ tạo ra nội dung duy nhất và miễn phí cho cửa hàng trực tuyến của bạn. Và bạn chắc cũng đã đọc khá nhiều bài viết về việc thiếu nội dung độc đáo và khó khăn khi viết nội dung. Đánh giá sản phẩm giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Đánh giá sản phẩm tạo rat rang sản phẩm sống vì luôn đuợc cập nhật, khiến cho công cụ tìm kiếm ghé thăm thuờng xuyên hơn.


4. Không tối ưu hóa trang sản phẩm dựa trên nhu cầu tìm kiếm

Hãy chắc chắn là bạn nghiên cứu từ khóa với nhu cầu tìm kiếm cho sản phẩm của mình để đảm bảo xuất hiện trong title, mục đề và mô tả sản phẩm. Nếu không, có thể bạn đang quảng bá một cái gì đó mà không ai tìm kiếm. Đây là sai lầm phổ biến của nhiều cửa hàng có nhiều sản phẩm hàng hóa khác nhau.

Ví dụ: Do sơ suất bạn chỉ viết title , H1 và thẻ alt cho cụm từ “ báo giá thiết kế” nhưng tốt hơn nếu bạn tối ưu cho đúng với ngành nghề của mình như “ báo giá thiết kế website”, “ báo giá thiết kế nội thất” ….

Những gợi ý giúp bạn tối ưu trang sản phẩm tốt hơn:


Sử dụng tên thuơng hiệu trong title và H1.
Không bỏ trống thẻ alt
Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa và lặp lại nhiều lần trong title và trang sản phẩm của bạn.
Không bao giờ sử dụng iframes để hiển thị nội dung, hãy cho nội dung thực sự hiển thị trên trang sản phẩm.

5.Title không duy nhất và độc đáo

Một vấn đề khác của các cửa hàng trực tuyến là vấn đề trùng lặp title. Quan sát title trên website và cố gắng tránh việc title giống nhau. Đó là vấn đề cơ bản của SEO nhưng trong mua sắm trực tuyến không hiểu vì lí do gì nhiều chủ website quên mất qui tắc đơn giản này.

Đây là ví dụ về title của 1 website. Title đuợc đặt trong cặp thẻ đóng mở


ví dụ title
Rất khó khăn để tạo ra các thẻ tiêu để duy nhất khi bạn bán các sản phẩm cùng thuơng hiệu hoặc các sản phẩm giống nhau từ nhiều thuơng hiệu. Bạn chắc chắn sẽ lặp lại nhiều lần 1 cụm từ khóa sản phẩm nào đó. Công cụ tìm kiếm nhận thức đuợc sự xuất hiện này và do đó bạn nên tập trung vào cụm từ khóa duy nhất.

Một cấu trúc tiêu đề hay đuợc sử dụng bạn có thể áp dụng đó là: thuơng hiệu – model – kiểu, loại sản phẩm.

Một lời khuyên tốt dành cho bạn là hãy khảo sát khách hàng của bạn xem cách họ diễn đạt về các sản phẩm mà bạn bán. Cấu trúc cụm từ khóa họ gõ khi tìm kiếm sản phẩm, từ đó bạn có thể biết chính xác cách tối ưu tốt nhất.

6. Thiếu URL thân thiện

Url thân thiện là gì? Có thể hiểu đơn giản là 1 Url sạch sẽ, thông thoáng có chứa từ khóa mà nguời dùng đọc vào hiểu ngay cái gì trong url đó.

Ví dụ: _http://www.readanybook.com/ebook/harry-potter-and-the-prisoner-of-azkaban-65


Nhìn vào link bạn cũng có thể đoán đuợc là quyển sách gì rồi. Hay như một link của TAKA _http://taka.com.vn/thiet-ke-website-doanh-nghiep/ bạn cũng có thể đoán là TAKA là công ty thiết kế website chuyên nghiệp về thiết kế web cho doanh nghiệp..Rất nhiều trang bán hàng trực tuyến ở Việt Nam chưa đuợc quan tâm vấn đề này và nhìn Url là những kí tự như một ma trận số.

Có 3 lý do tại sao bạn nên sử dụng url thân thiện

Về mặt ngữ nghĩa: Nó làm cho khách hàng tìm kiếm dễ dàng biết những gì mình mong đợi khi họ click vào url. Nếu bạn có 1 url dài với các con số và kí tự đặc biệt, trông giống như 1 link spam và khả năng bị bỏ qua là rất cao.
Thêm cơ hội có từ khóa và anchor link: Một khi website nào đó đăng lại bài của bạn và để nguyên link bài viết gốc thì bạn đã có cơ hội sở hữu backlink với từ khóa. Giúp tăng khả năng xếp hạng của website
Thay thế domain key hợp lý: trong khi domain key đang bị đánh giá thấp thì url chứa từ khóa lại không hề bị ảnh huởng chính vì thế đây là lợi thế dành cho bạn.

7. Nhiều nội dung trùng lặp

Vấn đề nội dung trùng lặp rất thuờng gặp ở website thuơng mại điện tử và rất dễ bị google trừng phạt. Vì thế những trang dùng để in, lưu trữ, tag… những thứ này tạo ra các bản sao và không nên để cho google lập chỉ mục và nên đuợc khóa trong file robots.txt.

Những cách giúp bạn xử lý nội dung trùng lặp:


Sử dụng robots.txt để chặn các khu vực tạo ra nội dung trùng lặp như lưu trữ ( archiver), tags.
Sử dụng thẻ canonical để chỉ ra những url của trang bạn muốn lập chỉ mục. Ví dụ nếu bạn có 1 giỏ hàng đuợc tạo ra các url mới do có thêm ý kiến, comment mới ( thực sự việc này bạn có nhiều hơn 1 url với cùng một nội dung trên url gốc chỉ khác là các url mới có thêm comment ,đánh giá). Thẻ canonical sẽ giúp công cụ tìm kiếm index url chính.
Bạn có thể thêm thuộc tính nofollow vào các liên kết không quan trọng, các liên kết trỏ tới khu vực tạo ra nội dung trùng lặp.


Qui tắc vàng trong SEO cần nhớ


Như bạn đã biết Google là công cụ tìm kiếm đặc biệt quan tâm tới nguời dùng và trải nghiệm của họ. Cho nên bạn làm cho cửa hàng trực tuyến của bạn thuận tiện và hữu ích cho khách hàng chính là bạn đang ghi điểm với Google.
Thời gian của nguời dùng lưu lại trang web của bạn lâu , ít bấm trở lại trang kết quả tìm kiếm chứng tỏ họ đã gửi nguời dùng tới đúng địa điểm. Chính vì thể chỉ có nội dung chất luợng mới có thể giữ chân nguời dùng một cách tốt nhất
VÀ cuối cùng nếu website của bạn thú vị họ sẽ chia sẻ và tạo baclink tự nhiên về cho website của bạn, đó chính là điều kiện để bạn lên top google


Vui lòng Ghi rõ nguồn và link về bài viết gốc khi chia sẻ lại nội dung, xin cảm ơn


Nguồn: TAKA

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Tránh các lỗi vi phạm cơ chế tìm kiếm của Search Engine

Những điều sau đây sẽ làm cho các spider mơ hồ về website của bạn:

• URL với 2 tham số động. VD: /category.php?id...4rr&User=%Tom%, tất nhiên với những URL như điều đầu tiên sẽ làm rối người dùng và khó nhớ đến thứ 2 đó là làm cho các spider miễn cưỡng hoặc không crawl.
• Page có hơn 100 link duy nhất đến các trang # trên site (điều này rất ít gặp).
• Page được click 3 lần mới đến được từ trang chủ(trang bị chôn quá sâu) sẽ thường bị các spider từ
chối trừ khi có khá nhiều external link(link ngoại) liên kết đến site.
• Page cần các “session id” hoặc cookies để được điều hướng mới đến được (spider không phải các
browser nên có không thể giữ lại các trang kiểu như vậy).
• Page bị chia cắt bới các “frame” sẽ cản trở việc crawling và làm lộn xộn đối với việc xếp rank.

Những điều sau đây sẽ giết chết các spider:
• Pages được điều hướng đến bởi các submit button (coder rất rõ về điều này).
• Pages hiển thị khi được xổ xuống từ các drop menu (spider không thể bypass được các javascript).
• Các tài liệu được tìm thấy trong search box
• Tài liệu bị khóa có chủ đích (trong trường hợp này là do bạn sử dụng các robots.txt)
• Pages cần phải login.
• Pages cần phải redirect mới thấy được thông tin.
• Pages load chậm, vài giây thì không vấn đề gì cả nhưng mất đến 20s để load thì là 1 vấn đề lớn.

Để chắc chắn rằng trang của chúng ta luôn được các spider crawl hoàn toàn thì cần cung cấp các direct link HTML đến các trang mà cần được crawl. Tổng thể, nếu trang không thể vào được từ trang chủ bằng click thì cũng giống như không thể vào được bằng các SE.

Không nên gian lận:
Đây cũng như là một lời nhắc nhở cho những ai có ý định có một kết quả như ý chỉ sau một thời gian ngắn đối với SEO và cần chú ý những điều sau:

• Cần tránh duplicate content. Nếu chúng ta chỉ có một trang sản phẩm nhưng lại được truy cập bởi nhiều URL cùng một lúc, spider sẽ hiểu chúng ta có cùng một nội dung nhưng lại được đặt tại nhiều nơi. Khi spider phát hiện nó sẽ bỏ qua trường hợp này. Chúng ta gặp phổ biến nhất vấn đề này đó là config domain không rõ ràng giữa www và không www.
• Không copy nội dung từ site khác. Google thật sự không thích tìm thấy duplicate content trên site chúng ta
• Không liên kết với những “hàng xóm xấu”. Nếu chúng ta liên kết với những spam site thì google cũng nghĩ chúng ta là đồng phạm…
• Không nên ẩn các hình ảnh, vấn đề SEO Image cần được quan tâm hơn rất nhiều, và được nhắc đến nhiều lần về sử dụng thuộc tính “ALT”.


Theo microlink

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

12 Câu hỏi trước khi làm SEO cho khách hàng


Mỗi SEOer có một phương pháp SEO khác nhau, kèm theo đó là các công cụ và chính sách riêng. Khách hàng cũng có nhiều nhu cầu khác biệt, trước tiên là các từ khóa, yêu cầu.
Đối với mỗi khách hàng, SEOer phải xây dựng chiến lược riêng cho mỗi dự án triển khai. Bạn cần phải biết chắc chắn nhu cầu của khách có thích hợp với mình hay không. Điều này rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dự án, uy tín của SEOer.
Và tôi chắc chắn rẳng bạn sẽ quan tâm đến danh sách 12 câu hỏi trước khi làm SEO cho khách hàng bên dưới đây.
1. Website có cấu trúc như thế nào ?
NGôn ngữ lập trình web đa dạng, các hệ thống mã nguồn mở, framework rất nhiều. Hãy hỏi khách hàng điều này để chắc chắn rằng website sẽ phù hợp với những công cụ bạn đang có, hoặc nếu chưa có nó có dễ dàng tích hợp hay không. Bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị trước, tiết kiệm được thời gian cho cả bạn và khách hàng.
2. Khách hàng muốn tiếp cận đối tượng người dùng như thế nào ?
Câu hỏi này sẽ cho bạn biết trước đây khách hàng đã từng làm chiến dịch SEO nào hay chưa, thành công hay thất bại để từ đó bạn có thể đưa ra một cách khác, có thể những kinh nghiệm để thành công cao hơn.
3. Các dự án SEO khách hàng đã thực hiện cho website này ?
Để biết được trước đây đã có ai làm SEO cho website này chưa. Vì nếu đã có và không thành công sẽ để lại một mớ hỗn độn như backlink, liên kết trên Internet không theo đúng chuẩn bạn mong muốn. Để khắc phục việc này rất mất thời gian, công sức của bạn.
targeted advertising arrow 12 Câu hỏi trước khi làm SEO cho khách hàng internet marketing seo
4. Khách hàng có đang tham gia chương tình link building nào hay không ?
Hỏi về link building của khách để đánh giá tiềm năng cũng như hiểu biết của khách hàng. Ví dụ, bạn sẽ đánh giá cao người trả lời: “Tôi đã thuê các chuyên gia xây dựng link có chất lượng cao”, hơn là “TÔi trả 10$ để xây dựng vài nghìn backlink”.
5. Khách hàng có nhắm vào từ khóa nào cụ thể hay không ?
Từ khóa mong muốn giúp bạn thấy được kỳ vọng của khách hàng, và xem thử nó có hợp lý hay không. Đồng thời từ đây bạn có thể tính được chi phí, mức độ khó dễ khi triển khai.
6. Website của khách hàng đã bị ban (penalized) bao giờ chưa ?
Giúp một website đã bị penalized phục hồi là điều không thể, hoặc rất là khó khăn. D(ôi khi bạn nên tránh những dự án như vật, vì nó sẽ kèm theo rất nhiều công việc và yêu cầu lắt nhắt khác nữa.
7. Các số liệu nào đang được theo dõi ?
Cho thấy khách hàng đang quan tâm con số nào, từ đó bạn dễ dàng làm thỏa mãn khách hàng. Đồng thời đánh giá xem kỹ năng của bạn có phù hợp với yêu cầu đó hay không.
8. ROI (Lợi nhuận SEO đem về) của website là gì ?
Đây luôn là câu hỏi thú vị. Bạn sẽ nhận đc các câu trả lời cở mở, có thể đâu tiên khách hàng sẽ hỏi ROI là gì, nhưng sau đó thì bạn sẽ có được cách thức hoạt động, chiến lược thu lợi nhuận cùng một bảng các con số về thu chi cho website này.
Đặc biệt, số liệu bạn có được sẽ cho thấy cách suy nghĩ của tổ chức, cụ thể hơn là xem các số liệu thống kê khác. Vì các thống kê website chỉ là nhất thời và không mang tính đại diện toàn cục cho tổ chức, công ty đó.
9. Điều gì đang cản trở việc kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh của khách hàng ?
Trước khi ký kết với khách hàng, thì phải tìm hiểu kỹ về ngành nghề kinh doanh của họ. Vị trí của họ trong lĩnh vực đó. Bạn sẽ dễ làm việc hơn nếu có các thông tin liên quan, về các đối thủ đang cạnh tranh với khách hàng. Rồi dựa trên những điều đó để có thể giúp khách hàng đánh bật các đối thủ khác, đem lại lợi nhuận kinh tế thực sự.
10. Đối tượng nhắm đến của khách hàng là ai ?
Mỗi sản phẩm, dịch vụ đều có một phân khúc đối tượng khách hàng khác nhau. Chiến dịch của bạn sẽ không hiệu quả nếu triển khai sai kênh.
Ví dụ, một công ty quan tâm đến giới tiêu thụ trẻ, thì chắc chắn bạn phải tìm các kênh quảng cáo năng động như Facebook để giúp khách hàng tiếp cận đối tượng tiêu dùng. Tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả.
11. Khách hàng có đang sử dụng social media để tiếp thị ?
Social media đang trở nên rất quan trọng với SEO. Thật tốt nếu khách hàng đã làm sẵn, bạn chỉ cần phát triển nó lên theo các kỹ năng của bạn. Điều này rõ ràng tốt hơn so với việc làm từ đầu.
12. Khách hàng mong đợi điều gì ở chiến dịch SEO này ?
Mục đích cuối cùng mà khách hàng đang mong đợi là gì? Tất nhiên là lợi nhuận, tuy nhiên trong đó có nhiều mong đợi cụ thể hơn. Đây chính là mục tiêu của bạn, khi mọi thứ đã rõ ràng, hai bên có thể tiến đến ký kết và khởi tạo chiến dịch ngay.
Trong danh sách các câu hỏi này, bạn có thể thêm bớt sau cho phù hợp. Lưu ý mục đích chúng tôi đưa ra danh sách để bạn tìm hiểu khách hàng kỹ hơn trước khi triển khai, để cho hai bên cùng có lợi.
Theo: http://techblog.vn/internet-marketing-seo/12-cau-hoi-truoc-khi-lam-seo-cho-khach-hang-1936/

Tìm hotel nhà nghỉ cuối tuần trên Google Finder

Phải nói mình thích cái anh Google này quá, công cụ nào cũng thấu hiểu nhu cầu người dùng sao mà hay đến thế. Người ta nói có cầu thì ắt có cung đúng là như vậy đó.

Công cụ Google Hotel Finder ngoài cung cấp các thông tin cần thiết về hotel còn đưa ra các hotel đang giảm giá hoặc phân loại theo nhiều tiêu chí khá hay.

Các hotel chung chung ở Hồ Chí Minh City
Thực ra công cụ này giống như thay vì bạn search trên Google Search cho những cụm từ khoá vd: "hotel ho chi minh, nha nghi quan 1, hotel ho chi minh giam gia", đại loại là như thế và nó cho ra các địa điểm tuy nhiên không chi tiết.
Trang thông tin chi tiết
Giờ đây Hotel Finder sẽ cung cấp một cách toàn diện về Hotel và chỉ với một click search sẽ ra  thông tin tổng quát. Có thể tương lai sẽ xuất hiện thêm Hospital (bệnh viên) hoặc nhiều thứ khác mà có thể Google dựa vào lượng truy cập trong data của mình để xem xét.

Tuy nhiên các dữ liệu Hotel này Google lấy đâu ra? các bạn chú ý bên dưới bản đồ lúc search sẽ thấy:  Business listings provided by Diadiem.com™ <- có thể tạm hiểu các dữ liệu này được Diadiem.com cung cấp, một thông tin khá thú vị nếu mổ xẻ thêm. Nên hiện vẫn chưa thấy cách để đưa trực tiếp thương hiệu lên ứng dụng mới này của Google, chúng ta hãy chờ xem.

Theo http://www.toanlog.com/2012/11/tim-hotel-nha-nghi-google-finder.html

Sao Google không đưa ra chuẩn SEO rõ ràng?

Đây là một câu hỏi không ít người làm SEO thắc mắc nhưng nay Google mới chính thức trả lời, mọi người tham khảo để biết thêm thôi nhé, mình xem qua cũng không thấy có điểm gì nhấn mạnh lắm.

Nguyên văn câu hỏi hỏi của đọc giả gửi tới Google như sau:

Why doesn't Google release an SEO quality check up calculator? This will help people to optimize their websites in the right direction. Is Google willing to do this or it just wants people to keep guessing what's wrong with their websites?

- Vipin, New Delhi, India

Tạm dịch: Tại sao Google không đưa ra các chuẩn SEO để giúp cho mọi người có thể tối ưu website của mình một cách đúng đắn. Google chưa sẳn sàng cho việc này hay cứ để thiên hạ đoán già đoán non?

Đây là video do Matt Cutt trả lời, trong đó nói rất rõ và vì là video nên mình không tiện dịch lắm mà lời văn cũng dễ hiểu thôi.

Theo http://www.toanlog.com/2012/11/google-chuan-seo.html

Google: nội dung ngắn có ích và thứ hạng tốt

Hầu hết mọi người đều lầm tưởng để có thứ hạng cao cần phải đầu tư nội dung cho trang thật hoành tráng về độ dài của từ, 500 từ trở lên.

Thật ra không phải vậy. Thứ hạng phụ thuộc vào hàng trăm yếu tố khác nhau để đánh giá trong khi nội dung nhiều có thể chỉ giúp Google nhận diện được các từ khoá liên quan đến câu truy vấn - nó không nhất thiết phải là yếu tố chính để đánh giá thứ hạng.

Trên Google Webmaster Help John Mueller đã trả lời về vấn đề này như sau:

Rest assured, Googlebot doesn't just count words on a page or in an article, even short articles can be very useful & compelling to users. For example, we also crawl and index tweets, which are at most 140 characters long. That said, if you have users who love your site and engage with it regularly, allowing them to share comments on your articles is also a great way to bring additional information onto the page. Sometimes a short article can trigger a longer discussion -- and sometimes users are looking for discussions like that in search. That said, one recommendation that I'd like to add is to make sure that your content is really unique (not just rewritten, autogenerated, etc) and of high-quality.

Đoạn trả lời trên đã rất rõ ràng, các bạn chỉ cần chú ý vào chỗ mình bôi đen là được. Điều này sẽ rất tốt với blogger  có ít thời gian vẫn có thể đầu tư những bài tự viết ngắn nhưng mang nhiều nội dung mà bạn đọc quan tâm vẫn rất tốt với Google.

Theo http://www.toanlog.com/2012/11/google-noi-dung-thu-hang.html

Những điều chưa nói về quản lý ở FaceBook


Facebook có khoảng 3200 nhân viên trên toàn thế giới (từ con số khoảng 1 tá người năm 2005). Dưới đây là vài mẹo để quản lý số nhân sự ấy được FaceBook sử dụng.

Chia Facebook thành 2 nửa điều hành, Mark một bên, làm sản phẩm, thu hút người dùng. COO Sheryl Sandberg một bên (cựu nhân viên Google) xử lý việc kiếm tiền.
Mỗi nhân viên mới khi vào làm ngày đầu tiên nhận khoảng 6 mail. Cái đầu là thư chào mừng, 5 cái sau là giao việc (để làm luôn). Trong đám việc đó có cả việc (quan trọng, ảnh hưởng lớn) là fix bug cho Facebook.com đang chạy hôm đó.
Zuckerberg ghét họp hành, hắn thích đi vòng vòng quanh công ty, nói chuyện mặt đối mặt với từng người. Các sếp quản lý cấp dưới cũng được khuyến khích làm như vậy.
Facebook thích/sử dụng đội nhỏ. VD như chức năng “Like” button (mà hàng triệu website dùng và bấm hàng tỷ phát mỗi ngày) được làm nên bởi 3 chú: product manager, thiết kế đồ hoạ, và một ông lập trình viên làm bán thời gian.
Ở Facebook, làm thì tốt hơn là nói, code thì tốt hơn lý luận, cứ làm và phá tí còn hơn là cố làm hoàn hảo. Mark đã từng rất ghét ý tưởng cho phép user chat tức thời cho đến khi đội code làm một bản mẫu thì hắn OK và cho phép xây dựng hoàn chỉnh. Nay đấy là tính năng được dùng nhiều nhất trên FB.
Mỗi nhân viên làm việc khoảng 1 năm rưỡi sẽ bị bắt buộc phải thay đổi vị trí, sang đội khác làm. Có thể ban đầu hơi lởm hoặc xáo trộn nhưng sau đó 1/3 bọn bị chuyển đều thích việc mới.
Zuckerberg tổ chức nói chuyện (khoảng 1 tiếng) kiểu hỏi đáp với nhân viên hàng tuần. Hắn cố trả lời tất cả những gì có thể, cái gì ko thể thì đá cho em Sandberg và lon ton trả lời.
Facebook thuê người tài nếu nó cần và thích. Cứ thuê về trước, sau đó mấy việc bàn giấy như đăng yêu cầu tuyển dụng (viết cho hợp với chính đồng chí vừa thuê) kệ cho bọn văn phòng làm sau.
Zuckerberg là tối thượng: quyết định sản phẩm như nào, việc làm nó thế nào là việc các chú. Mọi người chấp nhận điều đó vì đều tự ngầm hiểu và tôn anh ta là thiên tài siêu việt.
Nguồn bài: LockeVN lượt dịch

Một đội ngũ SEO cần những ai?

Trong hơn 5 năm làm SEO. Vũ Lê đã trải qua thời gian làm việc với nhiều công ty từ lớn tới nhỏ và luôn luôn được vinh dự là người xây dựng đội ngũ SEO cho các công ty đó. Với kinh nghiệm của bản thân và bạn bè, tôi rút ra được một số kinh nghiệm đào tạo và xây dựng đội ngũ SEO cho các công ty đang có nhu cầu muốn xây dựng cho mình một đội ngũ SEO riêng. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tuyển dụng và đào tạo.


SEO Leader (1 người).

Đây là vị trí quan trọng nhất trong đội ngũ của bạn. Người sẽ đóng vai trò lèo lái và xây dựng đội ngũ của bạn một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, điều kiện để tuyển dụng vị trí này không phải là người có khả năng làm mà phải có khả năng truyền đạt, hướng dẫn các thành viên còn lại để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều kiện tối thiểu để tuyển dụng vị trí này.
Có khả năng xây dựng một chiến lược SEO ngắn và dài hạn. Biết sắp xếp các thứ tự ưu tiên các công việc để đạt hiểu quả SEO cao nhất. Sắp tới tôi sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm riêng tôi về những thứ tự ưu tiên này.
Có kiến thức sâu về SEO. và tối thiểu phải có kiến thức tổng quan về Social Media, Email Marketing, PPC, Display Ads, Forum Seeding… Những kiến thức tổng quan này sẽ giúp ích rất nhiều cho một chiến dịch SEO rất “tự nhiên”.
Phải có niềm đam mê với website và quan trọng nhất là thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng khi duyệt web. Anh ta có thể cố chấp, nhưng sự cố chấp của anh ta phải đứng về phía người tiêu dùng, không phải là một “người kỹ thuật”.
Có khả năng thuyết trình, thuyết phục và truyền đạt kiến thức với người khác, Đặc biệt là những người chưa có am hiểu về SEO.
Điều kiện quan trọng nữa là phải biết biến những công việc của SEO từ ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ viết, lập ra một danh sách rõ ràng và rành mạnh từng công việc phải làm và giao cho các thành viên khác của đội ngũ.
Copywriter (1-2 người).

Theo ý kiến cá nhân tôi thì đây là nhân vật quan trọng số 2 trong đội ngũ SEO của bạn. Tuy nhiên điều kiện để tuyển dụng thì có phần đơn giản hơn những thành viên khác, Kinh nghiệm của tôi thì hay tuyển dụng các bạn đang thực tập thuộc các chuyên ngành báo chí, pr… sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhất.
Yêu thích công việc viết bài, có ngôn ngữ trình bày bình dân và dễ hiểu.
Điều kiện anh ngữ tối thiểu phải viết và dịch lưu loát.
Ưu tiên những bạn có kinh nghiệm viết bài.

Công việc chính của Copywriter chính là chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu của SEO Leader và viết các bài viết phục vụ công tác xây dựng liên kết sau này.
SEOer (2 người).

Trách nhiệm của SEOer lúc này là phải thực hiện tốt các công việc được SEO leader phân bổ. Điều kiện để tuyển dụng một SEOer thì các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của anh Du Nguyễn hoặc anh Tuấn Hà để tìm được người tài.

Nhưng dù một SEOer có giỏi đến đâu thì điều quan trọng nhất vẫn là thái độ làm việc nghiêm túc và biết hợp tác với các thành viên còn lại. Riêng cá nhân tôi, tôi không coi trọng những thành viên coi trời bằng vung và không biết quý trọng công việc hiện tại của mình.

Trên đây là kinh nghiệm của Vũ Lê cho các bạn mới bắt đầu xây dựng một đội ngũ SEO. Và tôi nghĩ sau khi các bạn đã xây dựng được một đội ngũ nhỏ này thì việc mở rộng đội ngũ lớn hơn hoặc chuyên nghiệp hơn sẽ không còn khó khăn nữa. Chúc các bạn thành công với đội ngũ của mình.

Haizz, lâu rồi không viết cho nên văn vẻ gì nó cũng chạy hết rồi, hy vọng sẽ không làm các bạn thất vọng.

Nguồn: http://www.searchbyle.com/blog/seo/mot-doi-ngu-seo-can-nhung-ai.html

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

PHIM THE WALKING DEAD SEASON 3


The Walking Dead Season 3 dựa theo cuốn truyện tranh nổi tiếng cùng tên của nhà văn Robert Kirkman The Walking Dead là câu chuyện kể về cuộc sống sau của thây ma và nó đi theo một nhóm người sống sót, dẫn đầu bởi cảnh sát Rick Grimes. Andrew Lincoln (Love Actually, Teachers, Strike Back) đóng vai người lãnh đạo - Rick Grimes, trong khi nam diễn viên Jon Bernthal (The Pacific, The Ghost Writer) sẽ đóng vai nhân vật Shane, người đã làm việc với Rick trong sở cảnh sát trước khi thảm họa thây ma xảy ra. Diễn viên Laurie Holden (The Shield), người đóng vai Andrea, một trong hai chị em gia nhập vào những người sống sót của bệnh dịch thây ma, Steven Yeun vào vai Glenn và Sarah Wayne Callies (Prison Break), người đóng vai Rick vợ của Lori.
{relate:2752,3479}
> Tin tức về phim The Walking Dead Season 3
Poster phim The Walking Dead Season 3
 Nhóm của Rick tìm thấy 1 nhà tù bị bỏ hoang. Nhà tù này trước đó bị hoành hành bởi bệnh zombie, đa số tù nhân đã chết. Cả nhóm bắt tay vào công việc sửa chữa lại nhà tù này, gia cố hàng rào đồng thời dọn dẹp, loại bỏ những con zombie vất vưởng ở trong đó. Họ tình cờ phát hiện ra vẫn còn 1 nhóm tù nhân còn sống sót trong khu nhà ăn ( là Dexter , Andrew , Axel , Thomas ) và phải miễn cưỡng cho họ gia nhập vào nhóm của mình. Trong số tù nhân đó thì có Thomas bị phát hiện ra là 1 tên tâm thần giết người  và hắn đã từng cố gắng tự tử nhưng không thành! Sau đó còn xuất hiện thêm 1 người phụ nữ nữa tên là Michonne, không ai xa lạ chính là anh hùng cầm thanh katana chém đứt đôi đầu con zombie đang định xơi mụ Andrea ở tập 13 season 2. Cả nhóm bắt đầu tu chí làm ăn, trồng vườn, cải tạo, mở rộng nhà tù, may mắn tìm đc 1 cái máy phát điện và cố gắng bảo vệ mình khỏi bọn zombie.
Xem Phim Xác Sống 3 - The Walking Dead Season 3 - Vkool.Net
Bỗng vào 1 ngày, có 1 tai nạn máy bay trực thăng xảy ra trong khu rừng xung quanh nhà tù. Rick, Michonne và Glenn đi xem xét vụ tai nạn như thế nào. Khi đến nơi xảy ra tai nạn thì người trên trực thăng đã thoát ra ngoài được và đi về hướng ngược lại hướng nhà tù. Họ quyết định đi tìm những người đó và đã đi đến thị trấn Woodbury, nơi được quản lý bởi Thống đốc Iorded. Cả 3 bị bắt và bị tra tấn đề khai ra xem họ đến từ đâu. Cuối cùng họ trốn ra được và Michonne 1 lần nữa làm anh hùng khi giết chết tên Thống đốc đó trước khi họ quay trở lại nhà tù. 
Xem Phim Xác Sống 3 - The Walking Dead Season 3 - Vkool.Net
Khi trở lại nhà tù, họ phát hiện ra hàng rào đã bị xâm phạm và cả nhóm phải chuẩn bị cho cuộc tấn công của lũ zombie Woodbury. Trong khi chuẩn bị thì họ cũng đã làm được 1 số việc: Glenn cưới Maggie và Lori thì sinh em bé! Cuối cùng thì khi lũ zombie tới, bọn nó đã tắm máu nhóm của Rick, và nhóm lại phải chia lẻ ra để trốn chạy. Rick và Carl đã trốn được đến 1 thị trấn nhỏ gần đó, nhưng vợ và đứa bé mới ra đời thì ko thoát được. Họ nhanh chóng họp lại được với những tù nhân trong nhà tù và 1 nhóm khác, nhóm này đã có thong tin rằng họ có thể được cứu nếu đến được Washington DC. Một nhóm nhỏ đã được cử đi theo Rick để đến 1 trạm cảnh sát gần đó để tìm đạn dược và thực phẩm. Tại đây Rick đã gặp lại Morgan – người đàn ông cùng đứa con trai đã cứu Rick ở đầu season 1. Morgan sau đó gia nhập nhóm của Rick, đồng thời họ phát hiện ra rằng, lũ zombie dường như bắt đầu đi thành từng đàn và ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. 
Xem Phim Xác Sống 3 - The Walking Dead Season 3 - Vkool.Net
Tiếp tục trên con đường đến thủ đô của mình, nhóm đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Gặp tên bộ trưởng đã "hy sinh" người của mình để cứu lấy bản thân. Một tên bệnh hoạn với sở thích ăn thịt trẻ con! Cuối cùng khi đến được bên ngoài thủ đô, họ gặp Aaron, anh ta mời họ đi cùng mình và gia nhập vào cộng đồng của anh – 1 nhóm rất an toàn, nhóm của Rick quyết định đi với anh ta. Họ được đưa vào 1 cộng đồng nhỏ tên là Alexandria với những bức tường kiên cố được xây dựng bao quanh. Bên trong, họ ngạc nhiên khi nhìn thấy lối sống than thiện, thoải mãi mà con người ở đây có được trước sự tận thế ở bên ngoài. Họ quyết định ở lại tại đây, nhưng sự nghi ngờ bắt đầu xuất hiện giữa nhóm của Rick và cộng đồng người này, vì vậy họ lại phải quay trở lại với cuộc sống chạy trốn của mình…

Cuối nội dung, người viết có đề rằng: “Câu chuyện được thiết lập để chạy trốn 1 cách vĩnh viễn, sự xử lý, sự cố gắng để tồn tại của con người trong 1 thế giới đã bị tàn phá nặng nề bởi lũ zombie. Mặc dù câu chuyện chỉ xoay quanh những con zombie, nhưng ẩn sau đó là sự sống còn của con người và thái độ ứng xử của con người với nhau."
Xem Phim Xác Sống 3 - The Walking Dead Season 3 - Vkool.Net
Cho dù có sống ở 1 thành phố, giữa 1 khu rừng, hay 1 nhà tù thì luôn có 1 câu hỏi: "Người nào mà bạn có thể tin tưởng khi thế giới văn minh đã bị phá bỏ?" Người xem có thể nhanh chóng nhận ra 1 điều rằng: Không có bất kì 1 nhân vật nào là tốt, từ người chết đến người còn sống, từ zombie đến người bình thường, kể cả nhân vật chính. Câu chuyện này có thể liên quan (đoạn này ko thể dịch sát nghĩa đươc, dạng như kiểu đồng cảm, cảm thông, hiểu được) đến những người mà họ đã phải trải qua 1 thế giới tồi tệ, 1 thế giới mà người duy nhất họ có thể tin tưởng được là chính bản thân mình!
Cùng xem The Walking Dead Season 3 tại PhimNhanh.Net nhé mọi người.